Chính phủ nhiều quốc gia đã phải thay đổi mục tiêu tiêm vaccine COVID-19

Trong bối cảnh xuất hiện thêm nhiều biến thể mới như Delta và Mu, chính phủ các quốc gia trên khắp thế giới đang chạy đua với thời gian để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vaccine, tâm lý ngần ngại tiêm và nhiều khó khăn khác đã khiến một số quốc gia lỡ mục tiêu tiêm chủng đề ra ban đầu.

Chú thích ảnh
Người chân chờ đợi tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok (Thái Lan) ngày 25/8. Ảnh: AP

Tờ Straits Times(Singapore) ngày 4/9 lấy một ví dụ là Mỹ, nước này đã hoàn thành mục tiêu chậm hơn 1 tháng so kết hoạch. Theo đó, chính phủ Mỹ dự kiến tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19 cho 70% dân số trưởng hành vào tháng 7, nhưng đến đầu tháng 8 nước này mới đạt được ngưỡng đề ra.

Tình hình tại Hàn Quốc lại không mấy khả quan do thiếu hụt vaccine Moderna đã làm chệch hướng kế hoạch đến 18/9 tiêm tối thiểu 1 liều vaccine cho 70% dân số 51,3 triệu người. Mục tiêu mới đề ra của Tổng thống Moon Jae-in là đến cuối tháng 10 tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 cho 70% dân số, dự kiến cũng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến này.

Mặc dù gặp một số vướng mắc như phân phối vaccine chậm nhưng Nhật Bản đã đạt được mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm người cao tuổi. Khoảng 90% người cao tuổi tại Nhật Bản đã tiêm đủ vaccine COVID-19. Một nửa trong tổng số vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Nhật Bản là dành cho nhóm người cao tuổi.

Campuchia đang trên đường hoàn thành mục tiêu đến đầu năm 2022 tiêm 10 triệu liều vaccine cho dân số 16 triệu người.

Những quốc gia khác như Malaysia và Indonesia đang đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine COVID-19. Kế hoạch tiêm chủng cho 80% dân số của Malaysia vào quý đầu tiên của năm 2022 đã được đẩy sớm sang tháng 12. Vào tháng 7, cựu Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết đến tháng 10 tất cả dân số trưởng thành sẽ được tiêm đủ 2 liều vaccine.

Indonesia trong khi đó chủ trương từ tháng 9 này sẽ tiêm 2 triệu liều vaccine mỗi này để hoàn thành mục tiêu đề ra vào tháng 1/2022.

Thái Lan trong khi đó muốn tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 cho 70% dân số 70 triệu người để chuẩn bị việc mở cửa trở lại rộng rãi hơn vào năm 2022.

Chính phủ Australia lại kỳ vọng mở cửa trở lại khi 80% dân số trên 16 tuổi được tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.

Chú thích ảnh
Dữ liệu được cập nhật vào ngày 4/9. Nguồn: Straits Times

Khi mục tiêu tiêm chủng trên khắp thế giới bắt đầu có thay đổi thì định nghĩa về tiêm chủng đầy đủ cũng đã khác trước. Hầu hết các chính phủ vẫn công nhận việc tiêm hai mũi vaccine COVID-19 là tiêm chủng đầy đủ, nhưng một số nước đã cung cấp các mũi vaccine tăng cường hoặc cân nhắc về việc này.

Đến giữa tháng 8, chính phủ Tổng thống Joe Biden đã tiêm gần 1 triệu mũi vaccine bổ sung. Trong khi đó, Indonesia cũng tiêm cho nhân viên y tế mũi vaccine COVID-19 thứ ba.

Campuchia trong tháng 8 cũng thông qua tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung cho nhân viên y tế tuyến đầu. Thủ tướng Hun Sen ngày 1/8 phát biểu: "Những người được tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac đủ 2 mũi sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca tăng cường. Còn những người đã được tiêm đủ 2 mũi AstraZeneca sẽ được tiêm mũi thứ ba Sinovac”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Vaccine không cần kim tiêm giữ vai trò then chốt trong chống COVID-19 của Ấn Độ
Vaccine không cần kim tiêm giữ vai trò then chốt trong chống COVID-19 của Ấn Độ

Vaccine phòng COVID-19 công nghệ DNA không cần kim tiêm do Ấn Độ phát triển và điều chế được coi là “yếu tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN