Cây bách lan - “Hóa thạch sống” của Angola

Ngày 12/11/1975, chỉ sau một ngày nước Cộng hòa Angola tuyên bố độc lập, quốc gia miền nam châu Phi này đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam vừa mới thống nhất toàn vẹn. Nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao sắp tới, chúng tôi giới thiệu về một loài cây nổi tiếng mọc trên Sa mạc Namib- được biết đến như sa mạc lâu đời nhất thế giới. Loài cây đã trở thành một biểu tượng đặc sắc cho thế giới sinh vật học của quốc gia này…

 

Welwitschia Mirabilis trên sa mạc.

“Ông Bành tổ” của các loài cây

Nhà thực vật học người Áo Frederich Welwitsch ở Angola khi làm việc cho chính phủ Bồ Đào Nha từ năm 1853 đến 1861, là nhà tự nhiên học đầu tiên phát hiện ra loài thực vật khổng lồ cao niên này năm 1859. Nổi bật một cách kỳ lạ trên đất sa mạc với đám lá to bản kỳ dị, đó là một loại thực vật cổ xưa nhất thế giới, với tuổi thọ cũng tương đương nơi nó mọc ra. Nó có tuổi thọ cứ như… "ông Bành tổ" của các loài cây, tức là từ 1.000 đến 2.000 năm tuổi!


Nhà thực vật học Joseph Hooker lấy cái tên của người phát hiện ra để đặt tên cho loài hoa phi thường này Welwitschia Mirabilis, còn Charles Darwin thì gọi nó là “loài thực vật thú mỏ vịt”. Được xếp vào ngành dây gắm không hoa, do đó Welwitschia Mirabilis có tên gọi đề xuất trong tiếng Việt là Bách Lan (Lan thiên tuế, Lan nghìn tuổi) hoặc “Gắm Angola”. Chúng chỉ tồn tại và sinh trưởng duy nhất tại sa mạc Namib thuộc Angola, và đặc biệt nữa là không có loài cây nào cùng họ hàng với nó. Giải thích một cách khoa học: nó là loài thực vật hạt trần duy nhất trong bộ Welwitschiales, thuộc chi duy nhất Welwitschia, họ Welwitschiaceae và bộ Welwitschiales theo phân loại thực vật hạt trần.


Bách lan được xem như là di tích từ thời khủng long bởi vì các cây Welwitschia giống cái được biết đến trong hóa thạch tìm thấy từ thời Tiền Kỷ Creta (Kỷ phấn trắng sớm) của Brazil hay trước sự phân tách lục địa Nam Mỹ và Châu Phi (mà đã diễn ra gói gọn chỉ trong Kỷ phấn trắng muộn). Do đó, cây Welwitschia là một trong những ví dụ tuyệt vời cho thấy sa mạc Namib cổ đến mức nào, nó ít nhất tồn tại từ Kỷ phấn trắng muộn.


Tuổi thọ vô địch, vì sao?


 

Để sinh tồn, loài nào cũng cần nước và thức ăn. Tuy nhiên, với Welwitschia Mirabilis, chỉ cần khoảng 8 ml nước là đủ cho cả năm. Một phần nhỏ nước này đến từ mưa, phần khác là từ sương.


Là một loài cây mọc thấp, bắt nguồn từ lá mầm của hạt mầm, được hình thành từ cuống lớn thẳng đứng và chỉ mọc đúng hai lá to bản trong suốt cuộc đời nhưng 2 chiếc lá này phát triển chậm chạp và có thể đạt đến độ dài tối đa từ 2 - 4m. Chúng bị gió và cát cào xé, vặn vẹo thành những hình thù kỳ dị, nên khi mới nhìn, người ta thường lầm tưởng rằng cây có rất nhiều lá và bị gọi là “bạch tuộc sa mạc”. Cây Welwitschia to nhất từng được biết với biệt danh "Welwitschia vĩ đại", cao 1.4 m  và rộng hơn 4 m đường kính.


Tình trạng sống thiếu nước lý giải tại sao hình dáng cây này trông khô héo, xù xì, xám xịt như đất. Quả của chúng bao gồm giống đực và cái, lớn lên trên các cây khác nhau. Do tồn tại được dưới điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên chúng cũng có có bộ rễ dài vô địch: 40 mét để “mò đi tìm nước. Ngoài ra chúng có thể hấp thụ nước sương qua lá. Loài này thậm chí có một đặc điểm sinh lý học giống với họ Lá bỏng (loài cây với lá mọng và dày như cây xương rồng): sự trao đổi chất axít – vào ban ngày, lá cây sẽ giữ lỗ khí đóng để ngăn sự thoát nước, nhưng vào ban đêm chúng sẽ mở ra, để cho cácbon điôxít xâm nhập vào được để quang hợp. Loài cây này có vị rất ngọt và ngon dù ăn sống hay nướng lên, đó là lý do mà nó có một cái tên khác nữa là “Onyanga”, có nghĩa là “Hành tây của sa mạc”.


Văn hóa và biểu tượng


Cây Welwitschia được biết đến là loài thực vật đang bị đe dọa mức báo động. Tuy nhiên, người ta cho rằng đây là loài cây được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trong số những loài cây của tỉnh Namibia, Angola. Cây Bách Lan có thể trồng từ hạt mầm ẩm và phơi trước ánh nắng gắt trong nhiều tuần. Rất khó để đánh giá được tuổi thọ của nó nhưng các nhà thực vật học ước tính nó có thể sống đến 1.000 - 2.000 năm tuổi dù trời không mưa trong suốt 5 năm. Với tuổi thọ kéo dài như vậy, loài cây này được mệnh danh là “hoá thạch sống”. Tại Angola, nó là biểu tượng cho sự sống trường tồn, bền bỉ, sống sót của các loài thực vật và động vật trên sa mạc.


Trong thần thoại của Angola, do hình thức xấu xí mà loài thực vật này thỉnh thoảng được hình dung như một cây ăn thịt, điều mà hiển nhiên là hoàn toàn sai lầm. Các cầu thủ của Đội tuyển bóng Rugby Union của Namibia, một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng và phổ biến tại tỉnh Namibia, còn có biệt danh là “Welwitschias”. Cái tên Welwitschia còn được dùng làm tên thương mại cho nhãn hiệu nước tăng lực và khoai tây.


Với những đặc tính kỳ lạ và sự quý hiếm của mình, cây Bách Lan được xếp trong danh mục Các loài thực vật hoang dã trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã đang có nguy cơ bị đe dọa.

 

Vũ Lâm
Phát hiện rừng cây hóa thạch tại Nam cực
Phát hiện rừng cây hóa thạch tại Nam cực

Trong một chuyến khảo sát khu vực Allan Hills tại Nam cực, các nhà khoa học thuộc trường đại học Sienna (Italy), đã phát hiện một khu rừng hóa thạch chưa từng được biết tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN