Theo NOC, một nhóm vũ trang đã chiếm đóng mỏ dầu Sharara, khiến họ không thể thực hiện các hợp đồng đã giao kết.
Người dân ở khu vực cho biết, việc nhóm dân quân chiếm đóng mỏ dầu để phản đối việc họ bị chính phủ gạt ra bên lề xã hội, khống được cung cấp đầy đủ điện, nhiên liệu và tài chính.
Nhóm dân quân cho biết sẽ chỉ cho phép nối lại các hoạt động sản xuất tại khu vực này cho đến khi Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) đáp ứng các yêu cầu của họ.
Mỏ dầu Sharara, nằm dưới sự điều hành của NOC và 4 công ty năng lượng châu Âu, có công suất khoảng 315.000 thùng/ ngày, tương đương 1/3 sản lượng hiện tại của Libya.
Đất nước Libya rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.
Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm GNA hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez al-Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Haftar hậu thuẫn. GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô.