Bệnh nhân ung thư Iran 'chật vật' tìm thuốc do lệnh trừng phạt Mỹ

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến chi phí điều trị ung thư ở Iran tăng đáng kể, trong bối cảnh chính sách kiềm chế Tehran đang làm việc mua thuốc và các thiết bị y tế chữa trị ung thư trở nên khó khăn hơn.

Chú thích ảnh
Người bệnh Iran vật lộn hàng ngày để tìm thuốc chữa ung thư sau lệnh trừng phạt Mỹ. Ảnh: RT

Ali Shokri, một người dân Iran đang ngày ngày chiến đấu với căn bệnh ung thư, đã thực hiện đợt hóa trị thứ hai sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực. Chi phí mỗi lần thực hiện hóa trị tăng từ 10 triệu Rial (tương đương 240 USD) lên gấp đôi - 20 triệu Rial (475 USD).

Chi phí điều trị tăng không phải là vấn đề duy nhất mà bệnh nhân ung thư ở Iran hiện phải đối mặt. "Các loại thuốc không thể được tìm thấy dễ dàng như trước đây, và chúng tôi phải tìm chúng nhiều lần ở các hiệu thuốc khác nhau”, ông Ali chia sẻ.

Marjan Shirazi, có chồng bị ung thư, nói rằng các loại thuốc bà hay mua trước khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực, giờ đây trở nên “đắt và khan hiếm hơn”.

Mỹ luôn nói các biện pháp trừng phạt chỉ mang ý nghĩa làm tổn hại riêng Chính phủ Iran tuyệt đối là "một lời nói dối" vì họ đang gây sức ép cho cả người dân, bà Marjan bày tỏ sự bất lực với hãng tin Ruptly.

Các bác sĩ đang nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran làm cho việc chữa trị ung thư trở nên khó khăn hơn - và trong một số trường hợp không thể nhập khẩu vật tư cần thiết cho việc điều trị cứu người.

Ông Ali Kazemian, Giám đốc điều hành Viện Ung thư tại Trung tâm Y tế Imam Khomeini, cho biết: “Khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt vào ngân hàng, chúng tôi không thể dễ dàng chuyển tiền ra nước ngoài để mua thuốc”. Ông lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ thường chặn đứng việc nhập khẩu các thiết bị y tế quan trọng.

Washington đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran - một động thái đã bị EU, Nga và Trung Quốc lên án kịch liệt.

Đợt cấm vận đầu tiên được khôi phục vào tháng 4, trong khi đợt thứ hai có hiệu lực từ tuần trước. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngành công nghiệp dầu mỏ, ngân hàng và vận tải của Iran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ "không có tác động" đối với nền kinh tế quốc gia. Các quan chức ở Tehran cam kết tiếp tục sản xuất dầu và thương mại nước ngoài, cũng như bảo vệ các tuyến vận tải truyền thống.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Phương Tây thừa nhận thất bại khi trừng phạt Nga
Phương Tây thừa nhận thất bại khi trừng phạt Nga

Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng cường quan hệ thương mại với Moskva, một số các nhà ngoại giao phương Tây thừa nhận các lệnh trừng phạt Nga đã thất bại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN