Australia sẽ cho phép người lao động "phớt lờ" tin nhắn từ ông chủ sau giờ làm

Australia sẽ đưa ra luật cho phép người lao động có quyền bỏ qua các cuộc gọi và tin nhắn vô lý từ sếp của họ ngoài giờ làm việc mà không bị phạt. Không những thế, nếu những người sử dụng lao động vi phạm quy tắc này có thể chính họ lại bị phạt.

Chú thích ảnh
Người Australia sẽ sớm không phải trả lời tin nhắn hay điện thoại từ ông chủ của mình
ngoài giờ làm việc. Ảnh: MSN

Tại Australia, người lao động có thể khiếu nại ông chủ của mình lên Ủy ban Công bằng Lao động để không bị quấy rối sau giờ làm việc và người sử dụng lao động thậm chí có thể bị phạt tiền hoặc phạt hình sự nếu họ tiếp tục liên lạc vô lý, theo đề xuất của đảng Lao động và đảng Xanh.

"Quyền ngắt kết nối" là một phần trong một loạt thay đổi đối với dự luật lao động do chính phủ liên bang đệ trình lên Quốc hội Australia. Theo đó, luật sẽ bảo vệ quyền của người lao động và giúp khôi phục sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Hôm 7/2, Bộ trưởng Việc làm Tony Burke thuộc đảng Lao động trung tả cầm quyền cho biết đa số thượng nghị sĩ tuyên bố ủng hộ dự luật này. Ông Burke cho biết một điều khoản trong luật này cũng ngăn chặn việc nhân viên làm việc ngoài giờ không được trả lương thông qua quyền ngắt kết nối liên lạc ngoài giờ không hợp lý.

"Quyền ngắt kết nối" là quyền hợp pháp lần đầu tiên được đưa ra ở Pháp vào năm 2017 nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị phạt vì không trả lời điện thoại ngoài giờ làm việc. Kể từ đó, hơn 20 quốc gia đã đưa ra các chính sách tương tự, trong đó có Tây Ban Nha, Pháp và Ireland.

Nghiên cứu năm 2023 của Australia Institute cho thấy các nhà tuyển dụng “lấy cắp hơn 280 giờ của nhân viên mỗi năm”, tương đương với hơn 7 tuần làm việc tiêu chuẩn.

Mặc dù vậy, một số chính trị gia, nhóm sử dụng lao động và lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo "quyền ngắt kết nối" với sếp ngoài giờ lao động là một hành vi quá đáng và sẽ làm suy yếu động thái hướng tới làm việc linh hoạt và tác động đến khả năng cạnh tranh.

Một tuyên bố chung từ phòng thương mại Australia đã kêu gọi Thượng viện xem xét lại cẩn thận những tác động của cái mà họ gọi là đạo luật "vội vàng và thiếu sót".

Dự luật chuẩn bị được giới thiệu trước Quốc hội Australia trong tuần này, trong đó vạch rõ lộ trình chuyển từ công việc tạm thời sang công việc lâu dài, tiêu chuẩn tối thiểu cho người lao động tạm thời và tài xế xe tải.

Trong khi đó, các nghị sĩ thuộc đảng Xanh, phía ủng hộ dự luật và là bên đầu tiên đề xuất các điều khoản này hồi năm ngoái, đã đạt được thỏa thuận với Công đảng cầm quyền và các đảng nhỏ để tiến tới ủng hộ dự luật. Nhà lãnh đạo đảng Xanh Adam Bandt ước tính người  mỗi năm phải làm việc ngoài giờ trung bình đến 6 tuần mà không được trả lương, tương đương hơn 92 tỉ AUD trong các lĩnh vực ngành nghề của nước này.

Theo Nhật Linh/ Báo Tin tức (Theo The Age, Today Onlines)
Australia: Động đất mạnh làm rung chuyển Melbourne và nhiều nơi ở bang Victoria
Australia: Động đất mạnh làm rung chuyển Melbourne và nhiều nơi ở bang Victoria

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, một trận động đất vào rạng sáng 9/2 đã làm rung chuyển thành phố Melbourne và nhiều nơi ở bang Victoria.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN