Theo NAO, con số này cao hơn gần 19% so với ước tính trước đó vào năm 2019, phản ánh mức độ phức tạp và chi phí ngày càng tăng của việc xử lý một trong những cơ sở hạt nhân lớn và nguy hiểm nhất thế giới. Cơ quan này nhấn mạnh những quan ngại về quản lý dự án, tiến độ thi công và nguồn nhân lực tại Sellafield vẫn còn hiện hữu, cho thấy việc đạt được hiệu quả so với chi phí bỏ ra tại đây vẫn là một thách thức lớn.
Nhà máy điện hạt nhân Sellafield, đã ngừng hoạt động phát điện từ năm 2003, hiện là tâm điểm của các kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh của Chính phủ Anh. Chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer đã khởi động kế hoạch năng lượng xanh chủ lực của mình, với việc thành lập một cơ quan thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư vào năng lượng gió ngoài khơi, thủy triều và hạt nhân.
Sellafield thuộc sở hữu của Cơ quan Giải trừ Hạt nhân (NDA) do Bộ An ninh Năng lượng và net zero của Anh tài trợ. NAO cho biết Sellafield chứa một lượng lớn chất thải phóng xạ, các cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và các tòa nhà bị ô nhiễm. Mặc dù các công nhân đã bắt đầu quá trình thu hồi và xử lý chất thải, nhưng việc hoàn tất toàn bộ quá trình này dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2125.