Anh bắt giữ năm nghi can vụ diệt chủng ở Rwanda

Cảnh sát Anh vừa bắt giữ năm người đàn ông Rwanđa vì nghi ngờ đây là những đối tượng dính líu đến vụ thảm sát kinh hoàng năm 1994 ở quốc gia châu Phi này.

NTEZIRYAYO Emmanuel, một trong năm đối tượng bị bắt giữ. Ảnh: AFP


Các vụ bắt giữ được thực hiện sau khi các công tố Rwanda yêu cầu giới chức Anh dẫn độ những nghi can này về Rwanđa để đưa ra xét xử với tội danh chống lại loài người. Năm nghi can gồm Emmanuel Ntezirayo, 51 tuổi, sống tại Manchester; Charles Munyaneza, 55 tuổi, sống tại Bedford; Celestine Ugirashebuja, 60 tuổi, sống tại Essex; Vincent Bajinya, 52 tuổi sống tại Luân Đôn và Celestine Mutabaruka, 57 tuổi, sống tại Kent. Họ sẽ bị đưa ra xét xử tại Anh vào ngày 5/6 tới đây.

Năm 2009, bốn trong số năm nghi can này từng thắng kiện tại Tòa án Tối cao và đã tránh bị dẫn độ về Rwanda sau khi các thẩm phán phán quyết rằng họ có nguy cơ phải đối mặt với phiên tòa không công bằng. Tại phiên tòa phúc thẩm, cả bốn người này đã phủ nhận các cáo buộc tham gia vào vụ thảm sát nói trên.

Trừ ôngMutabaruka, bốn người còn lại bị bắt giữ như một phần của nỗ lực dẫn độ bị thất bại trước đó của giới chức Anh. Những can phạm này từng bị giam giữ từ năm 2006 đến 2009, thời điểm trước khi họ được trả tự do theo phán quyết của Tòa án Tối cao Anh.

Ba trong số những người đàn ông này đã từng là những người đứng đầu các chính quyền địa phương ở Rwanda. Họ bị cáo buộc đóng vai trò cầm đầu trong vụ diệt chủng khiến gần 800.000 người dân tộc thiểu số Tutsis và người Hutus có quan điểm ôn hòa bị sát hại chỉ trong vòng 100 ngày.

Trong một thông cáo, trưởng công tố của Rwanda Martin Ngoga đã hoan nghênh các vụ bắt giữ nói trên, đồng thời bày tỏ hy vọng, tòa án Anh sẽ sớm ra phán quyết dẫn độ những người này về Rwanda để đối mặt với công lý. Theo ông Ngoga, Rwanda đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc giải quyết những mối lo ngại về các phiên tòa công bằng kể từ khi Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết năm 2009. Ông cho rằng các quyết định dẫn độ trước đó của Tòa án nhân quyền châu Âu và Tòa án Na Uy theo yêu cầu của Rwanda là các tiền lệ cho các tòa án ở "đảo quốc sương mù" có thể làm theo.

Cơ quan Công tố Hoàng gia Anh (CPS) cho biết Rwanda và Anh không có hiệp định dẫn độ, tuy nhiên hai nước đã ký biên bản ghi nhớ liên quan đến các nghi can này từ hồi tháng ba vừa qua.


TTXVN/Tin tức
Thủ lĩnh số 2 Khmer Đỏ lần đầu tiên nhận trách nhiệm
Thủ lĩnh số 2 Khmer Đỏ lần đầu tiên nhận trách nhiệm

Ông Nuon Chea, nhân vật số 2 của chế độ Khmer Đỏ, đã lần đầu tiên thừa nhận ông cũng gánh trách nhiệm đối với những hành động của chế độ gây ra cái chết của khoảng 2 triệu người cuối thập niên 1970.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN