Anh: 40.000 công nhân biểu tình, mạng lưới đường sắt rối loạn

Khoảng 40.000 công nhân ngành đường sắt Anh đã tham gia cuộc tuần hành vào ngày 27/7 trong bối cảnh nước này đang đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất 40 năm, dẫn tới cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Chú thích ảnh
Các thành viên Liên đoàn công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải quốc gia (RMT) Anh đình công bên ngoài nhà ga quốc tế St Pancras ở trung tâm London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cuộc tuần hành kéo dài 24 giờ đồng hồ diễn ra trên toàn quốc liên quan các vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc. Sự kiện này đã khiến mạng lưới đường sắt của Anh bị tắc nghẽn khi chỉ 20% số tàu hoạt động, dẫn tới sự gián đoạn nghiêm trọng vào giờ cao điểm và nhiều người phải nghỉ ở nhà.

Với lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm và có xu hướng tiếp tục tăng, cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt tại Anh là thách thức lớn đối với Ngoại trưởng Liz Truss và cựu Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak, các ứng cử viên cạnh tranh vị trí Thủ tướng Anh thay ông Boris Johnson.

Các chuyến tàu điện ngầm và xe buýt ở thủ đô London vẫn hoạt động bình thường nhưng hãng Eurostar đã giảm số lượng các chuyến tàu qua đường hầm eo biển Manche, mặc dù nhân viên của hãng không tham gia cuộc tuần hành.

Ông Mick Lynch, Tổng thư ký công đoàn của Liên đoàn đường sắt, hàng hải và vận tải Anh (RMT), cho rằng các cuộc đình công nhằm phản ảnh tiền lương không theo kịp lạm phát đang ngày càng tăng ở Anh hiện đang ở mức 9,4%. Trong khi đó, ngành đường sắt không đáp ứng bất cứ đề nghị nào về tiền lương và các công ty đường sắt cũng không có động thái gì mới.

Ông Lynch cho rằng chính phủ không nên can thiệp mà hãy để bên sử dụng lao động và công đoàn tự đàm phán để đi đến một thỏa thuận. 

Các dịch vụ đường sắt dự kiến hoạt động trở lại vào sáng 28/7 (theo giờ địa phương). Công đoàn Aslef đại diện cho các lái tàu cũng thông báo kế hoạch tổ chức một cuộc đình công mới vào ngày 13/8. 

Ngọc Hiệp (TTXVN)
Hàng không Tây Ban Nha đình đốn do đình công
Hàng không Tây Ban Nha đình đốn do đình công

Ngày 2/7, hoạt động của hai hãng hàng không giá rẻ EasyJet và Ryanair tại Tây Ban Nha tiếp tục bị đình trệ khi đại diện tổ chức công đoàn USO của Ryanair thông báo tiếp tục đình công thêm 12 ngày nữa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN