Ấn Độ: Cần cơ chế hiệu quả để giải quyết bất bình đẳng vaccine toàn cầu

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do Pháp chủ trì, tham vấn kín về Nghị quyết 2565 liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19, Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cơ chế hiệu quả để giải quyết sự bất bình đẳng trên toàn cầu đối với vaccine.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 25/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ấn Độ cho biết rằng cần phải tăng cường tiêm chủng để giải quyết tình trạng virus biến thể và đề nghị chia sẻ nền tảng quản trị tiêm chủng CoWIN (phiên bản Ấn Độ) như là "hàng hóa công cộng kỹ thuật số cho thế giới".

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, đại diện thường trực Ấn Độ tại UNSC, Đại sứ T S Tirumurti trên trang Twitter cá nhân đã viết trong cuộc tham vấn của HĐBA về COVID-19, Ấn Độ cho rằng "cần có cơ chế hiệu quả để giải quyết tình trạng bất bình đẳng vaccine toàn cầu; cần nỗ lực tiêm chủng để giải quyết, liên kết ngăn ngừa đột biến thêm; Ấn Độ cung cấp COWIN như một công cụ kỹ thuật số cho thế giới".

Phần mềm quản trị tiêm chủng CoWIN (phiên bản Ấn Độ) là nền tảng công nghệ quản lý tiêm chủng COVID-19 của Ấn Độ. Đầu tháng này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng CoWIN đang được chuẩn bị để trở thành mã nguồn mở có thể cung cấp cho tất cả các quốc gia. Ấn Độ đã cam kết chia sẻ chuyên môn và nguồn lực với cộng đồng toàn cầu để chống lại đại dịch. Nghị quyết COVID-19, được Hội đồng Bảo an thông qua vào tháng 2 năm nay, kêu gọi tăng cường các phương pháp tiếp cận quốc gia và đa phương và hợp tác quốc tế, chẳng hạn như cơ sở COVAX, để tạo điều kiện tiếp cận công bằng và hợp lý đối với vaccine COVID-19 trong các tình huống khẩn cấp nhân đạo phức tạp. Ấn Độ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các quan hệ đối tác quốc tế, đặc biệt là để mở rộng quy mô năng lực sản xuất và phân phối, trong bối cảnh các quốc gia khác nhau, và lưu ý sự cần thiết phải duy trì các động lực để phát triển các sản phẩm y tế mới.

Nghị quyết đã công nhận vai trò của tiêm chủng mở rộng chống COVID-19 như một biện pháp công cộng toàn cầu tốt cho sức khỏe. Đại diện thường trực của Pháp tại LHQ Nicolas de Riviere cho rằng một năm sau khi Nghị quyết 2532 được thông qua HĐBA đã họp về tình hình COVID-19. Nghị quyết 2532, được HĐBA thông qua vào tháng 7/2020, đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tác động tàn phá của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia bị tàn phá bởi các cuộc xung đột vũ trang, hoặc trong các tình huống sau xung đột, hoặc bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Nguyễn Tiến Hiến (TTXVN)
Malaysia dự báo đỉnh dịch COVID-19 vào giữa tháng 9 
Malaysia dự báo đỉnh dịch COVID-19 vào giữa tháng 9 

Ngày 27/7, Malaysia thông báo nước này ghi nhận 16.117 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN