Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, là ứng dụng di động tương tác để quảng bá các cổ vật Ai Cập, dự án sử dụng công nghệ thực tế ảo để hiển thị hình dạng ban đầu được quan sát cách đây hàng nghìn năm của các hiện vật bị hư hại đang được trưng bày tại hai bảo tàng nói trên. Tổng giám đốc Bảo tàng Ai Cập, Ali Abdel-Halim, cho biết bộ lọc Instagram, do tập đoàn công nghệ Meta thiết kế và được Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập giám sát, đã khởi động dự án này với một số hiện vật cổ, bao gồm một bức tượng đá của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun. Dự án này nhằm mục đích quảng bá và bảo vệ văn hóa Ai Cập bằng cách tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội hiện đại.
Cũng theo quan chức trên, du khách có thể quan sát những hình ảnh thực tế ảo của các bức tượng và hiện vật bị hư hại ở dạng đầy đủ, bằng cách quét mã vạch được gắn dưới mỗi bức tượng. Trải nghiệm này sẽ góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa ở quốc gia Bắc Phi giàu di sản lịch sử và di tích.
Trong những năm gần đây, Ai Cập đã chứng kiến một số khám phá khảo cổ học lớn, khánh thành một số bảo tàng mới và cải tạo nhiều di tích khảo cổ để bảo tồn di sản cổ xưa và thúc đẩy du lịch, một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước “kim tự tháp”.