7 điểm yếu lớn nhất của Hải quân Mỹ

Báo cáo mới đây của Văn phòng kiểm toán Liên bang Mỹ (GAO) đã nêu bật băn khoăn rằng tại sao Hải quân quốc gia này có thể mua thêm chiến đấu cơ và tàu chiến trong khi vẫn gặp khó khăn để duy trì những chiếc đang sở hữu.

Bản báo cáo của GAO có nội dung: “Hải quân Mỹ tiếp tục chật vật trong việc xây dựng lại khả năng sẵn sàng chiến đấu của hạm đội hiện nay vì những thách thức về vận hành và bảo trì. Khi Hải quân nỗ lực mở rộng 25% qui mô hạm đội, những thách thức đó sẽ trầm trọng hơn, và lực lượng này có thể đối mặt với nhiều thử thách hơn nữa”.

Chú thích ảnh
Tàu USS Fitzgerald hư hại sau vụ va chạm tại Yokosuka, Nhật Bản năm 2017. Ảnh: USA Today

Dưới đây là 7 vấn đề tồn đọng trong Hải quân Mỹ nhiều năm qua được GAO nêu bật.

Đào tạo

Sau nhiều vụ va chạm trên biển năm 2017 dẫn đến lo ngại rằng Hải quân Mỹ đã lãng quên các kỹ năng vận hành đơn giản. GAO cho rằng “dù Hải quân Mỹ vẫn cam kết đảm bảo các thủy thủ vượt qua các đợt sát hạch trước khi nhận nhiệm vụ, việc đào tạo kỹ nâng đổ bộ hoặc phối hợp hiệp đồng phức tạp hơn đã không được thực thi tốt trong vài năm”.

Bảo trì

Trong khoảng thời gian từ năm 2012-2018, chỉ 30% công việc bảo trì được hoàn thành đúng kế hoạch. Đặc biệt hầu hết các tàu ngầm tấn công của Hải quân đề đang chậm tiến độ bảo trì. Việc “ùn tắc” này bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt năng lực tại các xưởng tàu cũng như thiếu nhân sự.

Thủy thủ quá tải

Năm 2017, GAO kết luận rằng Hải quân đã ước tính sai lầm về số lượng thủy thủ cần tiết để vận hành các tàu, dẫn tới việc các thủy thủ phải gồng gánh nhiều công việc trên tàu chiến. GAO đã phỏng vấn các thủy thủ chiến hạm Mỹ làm việc tại Nhật Bản và nhận được phản hồi rằng khối lượng công việc của họ không hề thuyên gảm, vẫn tồn tại nhiều thử thách khó khăn để đảm bảo hoàn tất khối lượng công việc lớn trong khi không ngủ đủ giấc.

Ngân sách không thực tế

Hải quân Mỹ muốn tăng số tàu chiến thêm 25% và dự kiến mua thêm 301 chiếc mới trong khoảng thời gian từ nay cho đến 2048, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho tàu ngầm và khu trục hạm. Nhưng GAO đã tính toán và nhận thấy Hải quân Mỹ đã định lượng sai chi phí cũng như thời điểm phiên chế tàu mới vào hạm đội.

Một ví dụ là Hải quân Mỹ trong tài khóa 2019 cho rằng kế hoạch mua tàu chiến trong hơn 30 năm tới sẽ ngốn 631 tỷ USD trong khi Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho rằng số tàu chiến mới dự kiến cần 801 tỷ USD để chi trả.

Chiến đấu cơ đã có tuổi

Nhiều mẫu chiến đấu cơ thuộc Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ hoạt động cầm chừng do đã có tuổi, thiếu hụt phụ tùng của các đời máy bay cũ và không đủ nhân lực làm kỹ thuật.

Chú thích ảnh
Chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ. Ảnh: Reuters

Quá ít phi công

Trong khoảng thời gian từ 2006-2017, phi công điều khiển chiến đấu cơ của lực lượng Thủy quân Lục chiến đã giảm 24% trong khi Hải quân cũng gặp khó khăn trong tìm nhân sự điều khiển máy bay quân sự.

"Kẻ nổi loạn" F-35

Tiêm kích F-35 của Hải quân Mỹ được coi là “nhân sự phức tạp”. Trong năm 2017, chỉ có 15% F-35 của Thủy quân Lục chiến Mỹ được đánh giá đủ khả năng hoạt động toàn nhiệm. GAO cảnh báo Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ phải quyết định liệu có sẵn sàng chấp nhận những chiến đấu cơ khác dễ bảo trì nhưng không đánh tin cậy hay không.

Hà Linh/ Báo Tin tức
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiết lộ lý do từ chức
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiết lộ lý do từ chức

Thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ từ chức vào cuối tháng 2/2019 được công bố chỉ một ngày sau khi Mỹ khiến dư luận thế giới còn sốc với quyết định rút toàn bộ quân ra khỏi Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN