Đắk Nông bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Vài năm trở lại đây, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phục hồi nghề dệt thổ cẩm, nhằm giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc bản địa.

Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, xã Đắk R’tíh, huyện Tuy Đức đã mở được trên 30 lớp dạy nghề thổ cẩm, với hàng trăm lượt người tham dự. Mỗi lớp học kéo dài trong khoảng thời gian 3 tháng, thu hút được rất nhiều chị em tham gia học hỏi, nâng cao tay nghề.

Theo thống kê của UBND xã Đắk R’tíh, hiện nay, trên địa bàn xã có gần 1.000 phụ nữ dân tộc M’Nông từ 18 tuổi trở lên thì đã có đến 900 người biết dệt thổ cẩm. Trong đó, hơn 70% chị em trong số này là lớp trẻ, từ 18-30 tuổi. Với việc ngày càng có nhiều bạn trẻ biết dệt thổ cẩm thì công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng gặp nhiều thuận lợi.

Tương tự, đồng bào dân tộc M’Nông ở bon Ol, xã Đắk Drồ, huyện Krông Nô cũng đã trở lại với nghề dệt thổ cẩm. Hiện mỗi gia đình có từ 1-2 khung cửi dệt thổ cẩm. Một số phụ nữ lớn tuổi có kinh nghiệm về nghề hướng dẫn cho những người chưa biết về cách dệt các loại sản phẩm truyền thống. Còn tại buôn Sứk, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô từ năm 2011, nghề dệt thổ cẩm đã được đồng bào dân tộc Êđê phục hồi.

Nhờ chăm chỉ làm việc và được các nghệ nhân tận tình hướng dẫn, đến nay chị em đã quen dần với nghề dệt truyền thống, dệt được những loại sản phẩm thông thường từ đơn giản đến các mặt hàng có hoa văn phức tạp, tỉ mỉ.

P.H
Luống Nọi gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Luống Nọi gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) là địa phương duy nhất còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống. Bà Hoàng Thị Bường, 80 tuổi, xóm Luống Nọi, tâm sự: “Nghề dệt thổ cẩm có từ hàng trăm năm nay và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tình cảm của người Tày nơi đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN