Theo tuyên bố chính thức từ Hạm đội 3 của Mỹ, tập trận RIMPAC – cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới – bao gồm diễn tập các kịch bản cứu hộ thảm họa, chiến dịch đổ bộ, chống cướp biển, ngăn chặn tên lửa, dò phá mìn, an ninh hàng hải, cuộc chiến chống tàu ngầm và hoạt động phòng không.
Tàu HMAS Adelaide của quân đội Australia. Ảnh: US Navy
Tàu chiến HMCS Ottawa (FFH-341) của Canada. Ảnh: US Navy
Các khoa mục diễn tập bắn đạn thật cũng được lên kế hoạch, bao gồm máy bay Không quân Mỹ bắn tên lửa tầm xa chống tàu (LRASM), Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản bắn tên lửa chống tàu chiến, quân đội Mỹ phóng tên lửa tấn công (NSM)…
Tàu chiến CNS Almirante Lynch (FF-07) của Chile.
Tàu FS Prairial (F-731) của Pháp. Ảnh: Royal New Zealand Navy
Tham gia tập trận chung với quân đội Mỹ trong RIMPAC năm nay là các lực lượng đến từ 25 nước khác: Australia, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Anh và Việt Nam.
Tàu INS Sahyadri (F-49) của Ấn Độ
Tàu KRI Martadinata (331) của Indonesia
Tàu Nhật Bản JS Ise (DDH-182) sát cánh bên chiến hạm USS William P. Lawrence (DDG-110). Ảnh: US Navy
Ban đầu Trung Quốc cũng được mời tham dự cuộc tập trận RIMPAC năm nay song hồi tháng 5, Mỹ hủy mời Trung Quốc vì những hoạt động quân sự của nước này triển khai tại các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Tàu ARM Usumacinta (A-412) của Hải quân Mexico tới căn cứ hải quân San Diego. Ảnh: US Marine Corps
Tàu BRP Andrés Bonifacio (FF-17) của hải quân Philippines.
Chiến hạm ROK Dae Jo Yeong (DDH-977) của Hàn Quốc.
Tàu tuần dương RSS Tenacious (71) được trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Singapore cập bến Trân Châu Cảng ngày 25/6. Ảnh: US Navy
Cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới dự kiến diễn ra từ 27/6 đến hết 2/8 tại quần đảo Hawaii và khu vực phía Nam California.