Khi phụ huynh soi camera lớp học

Những năm gần đây, khi hệ thống các trường mầm non tư thục phát triển rầm rộ ở khu vực thành thị thì việc lắp camera để cha mẹ tiện theo dõi sinh hoạt, học tập của con ở trường, lớp được nhiều trường lắp đặt. Tuy nhiên, đi cùng với những tiện ích là này là những hệ lụy dở khóc, dở cười.

Giờ ăn trưa đến nhưng đồng nghiệp vẫn thấy anh Minh (Hà Nội) chăm chú nhìn vào chiếc Ipad. Khi được hỏi anh than thở: “Xem này, giờ này lẽ ra phải ngủ trưa rồi mà lũ trẻ vẫn quay ngang, quay ngửa nói chuyện riêng. Không biết cô giáo đi đâu mà không quản”. Một lúc sau anh lại vỗ xuống bàn đánh đét: “Đấy, có đứa đứng lên buồn đi vệ sinh mà không thấy cô đâu kìa”.

Camera lớp học được lắp đặt ở nhiều trường tư thục ở Hà Nội. Ảnh: SM


Để có “bằng chứng”, anh Minh không quên chụp màn hình camera phản ánh tình hình lớp học lúc đó để tiện “nói chuyện” với giáo viên và nhà trường.


Ngay sau đó, anh Minh lập tức gọi điện đến trường thì được biết là một cô giáo đang ăn trưa, một cô vừa chạy đi vệ sinh. Một lúc sau, anh lại bốc máy gọi điện đến trường hỏi các cô đâu, để các con nằm ngủ một mình thì mới vỡ lẽ ra là một cô nằm ở trong góc, camera không “soi” đến được nên anh không nhìn thấy.


Mặc dù được giải thích rồi nhưng anh Minh vẫn cho rằng, giờ nào làm việc nấy, không thể để tình trạng có bạn ngủ, có bạn vẫn không ngủ được ở trong lớp học. Anh đánh giá kỹ năng của giáo viên như vậy là không tốt.


Còn chị Huyền (làm việc ở Tổng công ty xăng dầu) chia sẻ: “Khi gửi con ở trường có camera lớp học cũng có cái hay vì thời gian đầu con mới đi học, rất nhớ, thỉnh thoảng mở ra xem con đang tham gia trò chơi gì. Nhưng bố mẹ chồng tôi xem còn xem nhiều hơn tôi và cũng nhiều lúc dở khác dở cười". 


Chị Huyền nói: “Có hôm đang rất nhiều việc phải xử lý, thậm chí họp, mẹ chồng chị gọi điện đến giọng hớt hải: “Con xem kìa, con Cún ăn xong nôn hết ra kia kìa. Rồi cô giáo không cho ăn nữa. Nôn xong rồi phải bắt ăn nữa đi chứ. Tội nghiệp con bé chưa, thế này làm sao mà béo lên được. Con phải gọi điện ngay tới trường bảo cô giáo”.


Ngày nào chị Huyền cũng nhận ít nhất một cuộc điện thoại từ bố hoặc mẹ chồng chị thông báo về những chuyện của con ở lớp. Rằng: “Sao lại để trẻ con ngủ trưa nằm ngay cạnh cửa ra vào, gió lùa rất dễ ốm”; “Làm sao mà con Cún khóc mãi không thôi thế kia?”... Có hôm đi đón con, khi thấy các cô giáo nói rằng ông bà nội Cúm hôm nay vừa gọi điện tới trường là chị hiểu ngay vấn đề. Chị cố gắng giải thích với giáo viên về nỗi khổ của mình để các cô cũng đừng vì thế mà căng thẳng. Có lần chị Huyền cũng nói chuyện với chồng rằng: “Ông bà làm vậy chỉ khiến các cô giáo căng thẳng. Mặt khác, đi làm còn bao nhiêu thứ trong khi ông bà gọi điện lúc nào cũng như cháy nhà. Đôi khi nói “con bận họp” thì ông bà trách là “con mẹ nó vô tâm””. Khi ấy lại có cuộc họp gia đình diễn ra chỉ vì ông bà soi camera thường xuyên.


Nhiều phụ huynh có con đến 5 tuổi rồi vẫn chưa ngớt bàn chuyện lớp học thông qua cái camera. Chị Mai (kế toán ở Hà Nội) đang bức xúc đòi chuyển trường cho con, dù còn 1 năm học nữa là con kết thúc bậc mầm non. Chị Mai chia sẻ: “Mỗi sáng nhìn qua camera thấy con ăn được chút phở, chút cháo nghĩ bụng thế này thì làm sao mà con khỏe được. Có hôm tôi còn giả vờ quên đồ để đột kích tới giờ ăn sáng của bọn trẻ để xem có đúng như mắt mình nhìn qua camera không. Trời ơi, bữa sáng 15 nghìn đồng có đúng một nắm bún, vài miếng thịt bé bằng móng tay”.


Vẫn chưa hết, chị Mai nói rằng, giờ học tiếng Anh ở trường các con chỉ chạy nhảy như chơi. Về hỏi thì con không nói được câu tiếng Anh nào rõ nghĩa. Khi được hỏi là con chị đến lớp có thích chơi với các bạn không, chị Mai nói: “Cháu rất thích đến trường và chơi vui với các bạn. Nhưng quan trọng hơn vẫn là sức khỏe và trình độ của cháu học sau này. Nên tôi vẫn quyết định chuyển trường”.


Nhiều giáo viên than thở, có phụ huynh chiều nào đón con cũng nói là hôm nay xem camera thế này thế kia mà không nói chuyện hoặc chơi cùng con. Có những lúc giáo viên đi ăn thì có nhân viên văn phòng bao quát lớp học, vì đó là đảm bảo sự an toàn cho các con. Bố mẹ lo lắng khi không nhìn ra cũng không sai nhưng khi không hiểu tường tận sự việc đã nói nặng nề khiến giáo viên rất tổn thương.


Chị Trần Thu Trang (quản lý trường mầm non tư thục Anh đào) chia sẻ: “Giữa camera và thực tế là khác nhau khá nhiều. Các cô rất cố gắng rồi nhưng nhiều phụ huynh thì thường chỉ một lỗi thôi là xóa mọi nỗ lực ấy. Để thấu hiểu được mọi việc cha mẹ rất cần tương tác với con để hiểu được chính tâm lý trẻ, thấu hiểu được sinh hoạt chung của trường, từ đó phối hợp với cô giáo. Tất cả mọi việc không chỉ thông qua cái camera”.


HA
Giáng My trải lòng với con gái qua ca khúc ‘Tâm sự với con’
Giáng My trải lòng với con gái qua ca khúc ‘Tâm sự với con’

Sau single đầu tay “Chốn thiên đường”, giọng ca đầy nội lực trong chương trình “The voice 2017”, Nguyễn Thạc Giáng My - giới thiệu đến người hâm mộ ca khúc “Tâm sự với con” của Nguyễn Hồng Thuận.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN