Hiện nay, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP Hồ Chí Minh mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.
Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm 2024, nhưng vẫn còn khoảng 800.000 tỷ đồng cần được bơm vào nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% đã đề ra. Đây là một thách thức không nhỏ, nhất là trong bối cảnh bão số 3 vừa gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, tác động lâu dài đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Mặc dù dòng vốn ngoại đã quay trở lại vào cuối tháng 9 và thanh khoản thị trường có dấu hiệu gia tăng, nhưng những tín hiệu tích cực này vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra một cú bứt phá lớn. Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 10 tiếp tục duy trì trạng thái "sideway" trong xu hướng tăng dài hạn.
Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2024 do Ngân hàng Nhà nước công bố: Có 15,9% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 và kết quả này cao hơn tỷ lệ 11% tại kỳ điều tra trước.
Nợ xấu đang trở thành vấn đề nan giải với nhiều ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thiên tai diễn biến phức tạp. Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo.
Sáng 4/10, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) và Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) đã thông báo điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Đây là động thái nhằm cạnh tranh và thu hút dòng tiền gửi tiết kiệm trong bối cảnh nhu cầu vay vốn cuối năm tăng cao.
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, đến cuối tháng tháng 8, tổng số tiền giải ngân gói tín dụng ưu đãi thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt 425.659 tỷ đồng, tương đương 83,4%.
Mặc dù vẫn cần thêm thời gian theo dõi, tuy nhiên theo giới phân tích, số dư nợ dự kiến của khoản nợ được cơ cấu do ảnh hưởng của bão Yagi sẽ ở mức nhỏ. Do đó, các khoản nợ xấu tiềm tàng từ chính sách cơ cấu nợ cũng sẽ không đáng lo ngại.
Theo số liệu mới nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố, tính đến cuối tháng 7/2024, tổng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đã chạm mức 6,838 triệu tỷ đồng, đánh dấu mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng lại có dấu hiệu giảm nhẹ.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng ủy quyền, ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp có bàn thu đổi ngoại tệ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ.
Xu hướng tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại hiện đang có dấu hiệu giảm nhiệt khi biểu lãi suất huy động nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể so với tháng 9.
Trước những thiệt hại năng nề do cơn bão số 3 gây ra đối với người nông dân Yên Bái, cùng với cấp ủy và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã bám sát cơ sở, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ để nhanh chóng đưa vốn tín dụng về vùng bão lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho nhân dân bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, số vụ việc gian lận, lừa đảo mất tiền và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các tổ chức tín dụng đã giảm đáng kể sau khi quy định về xác thực sinh trắc học trong các giao dịch ngân hàng trực tuyến chính thức được áp dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính cho biết, chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, là do từ năm 2020 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng biến động chưa tới 20%.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 (Yagi).
Những tín hiệu tích cực từ việc cải cách chính sách và sự tăng cường quản lý đã mở ra cơ hội cho sự phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai, kỳ vọng sẽ giúp củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam trong năm 2024 đang trải qua giai đoạn đầy biến động với nhiều rủi ro và thách thức mà cả nhà đầu tư lẫn tổ chức phát hành phải đối mặt. Điều này đang khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc đảm bảo tính thanh khoản và quản lý rủi ro của thị trường này.
Đến thời điểm hiện tại, toàn ngành ngân hàng thống kê sơ bộ có khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi) với hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại.
Tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) diễn ra ở Hà Nội chiều 20/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tính đến thời điểm này, dư nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.