Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác kết nối thanh toán khu vực (Biên bản ghi nhớ) với các ngân hàng trung ương ASEAN5 của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu có văn bản gửi các công ty chứng khoán yêu cầu dừng ngay việc sử dụng công nghệ robot để đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động. Nhận định về động thái này của cơ quan quản lý, giới phân tích cho rằng, đây là việc làm cần thiết trong ngắn hạn nhằm tránh rủi ro nghẽn lệnh giao dịch, nhưng trong dài hạn, đặt lệnh tự động nên được luật hóa và có lộ trình thực hiện để thị trường phát triển theo đúng xu hướng của thế giới.
Tối 11/9, Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng của năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 962.097 tỷ đồng, bằng 70,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,9% so với cùng kỳ.
Tối 11/9, Tổng cục Thuế cho biết, 8 tháng năm 2023, cơ quan thuế đã thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế hoàn là 87.191 tỷ đồng, bằng 46,9% dự toán hoàn thuế năm 2023 đã được Quốc hội thông qua (186.000 tỷ đồng), bằng 90% cùng kỳ năm 2022.
Quý cuối của năm 2023 được xác định là gia đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô giãn hoãn); trong đó, gần 80% thuộc nhóm ngành bất động sản.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), mặt bằng lãi suất huy động hiện tại đã tiến sát mức thấp trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Trong đó, lãi suất huy động 12 tháng trung bình đạt 6,08%/năm, giảm 10 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái và giảm tới 235 điểm cơ bản so với cuối năm 2022.
Lãi suất thấp nhưng đầu ra “nhỏ giọt”, các ngân hàng bắt đầu áp dụng chính sách cho vay trả nợ trước hạn tại các ngân hàng khác để lôi kéo khách hàng, tăng dư nợ tín dụng.
Thực hiện Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, các ngân hàng trên địa bàn thành phố đang tập trung triển khai thực hiện 3 giải pháp.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, khoảng 3 năm qua, Nhà nước đề ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ lãi suất để tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, tại Đồng Nai, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Biểu lãi suất huy động tại các ngân hàng ngày 2/9 đang niêm yết lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất chỉ còn 6,8%/năm đối với các khoản gửi thông thường. Nhưng nếu thỏa mãn điều kiện về số dư tiền gửi tối thiểu, khách hàng có thể được hưởng lãi suất tới 11%/năm cho kỳ hạn này.
Một số ngân hàng vẫn tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh những tháng cuối năm cần đẩy mạnh tăng tốc xuất khẩu và bán hàng. Không chỉ vậy, các khách hàng còn có thể được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác đối với cả khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống, thay vì chỉ khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh như trước đây.
Từ hôm nay 1/9, các tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác với mục đích vay phục vụ nhu cầu đời sống thay vì chỉ được vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo công bố kết quả kinh doanh của các ngân hàng, mặc dù đã nỗ lực kiểm soát nợ xấu với tỷ lệ dưới 3% nhằm đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng giá trị các khoản nợ xấu vẫn rất cao. Điều này cũng đã khiến cho lợi nhuận của nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là các ngân hàng nhỏ bị thu hẹp rất nhiều.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tiếp giảm sâu ở nhiều kỳ hạn. Đến nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay ngân hàng niêm yết lãi suất trên 7%/năm.
Ngày 28/8, thêm 4 ngân hàng công bố giảm mạnh lãi suất huy động, nâng tổng số ngân hàng tham gia giảm lãi suất trong tuần qua đến nay là 26 ngân hàng. Hiện chỉ còn 3 ngân hàng có lãi suất trên 7%.
Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng số, cho vay trên nền tảng công nghệ, nên việc xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng Quốc gia đầy đủ, chính xác trên nền tảng công nghệ hiện đại có ý nghĩa quan trọng.
4 ngân hàng lớn gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn, xuống mức thấp nhất hệ thống.
Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 695 tỷ đồng trái phiếu tính từ đầu tháng 8 đến ngày công bố thông tin 11/8/2023.
"Sóng" giảm lãi suất tiếp tục lan rộng tới nhiều ngân hàng với bước giảm phổ biến từ 0,3 - 0,5%/năm, đưa lãi suất cao nhất xuống dưới 7%/năm.
Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập hoạt động (CIR) tại nhiều ngân hàng trong nửa đầu năm đã có sự cải thiện rõ rệt.