Canada đóng vai trò rất tích cực trong nỗ lực giảm phát thải carbon toàn cầu năm 2050 và để góp phần hiện thực hóa lịch trình này, công ty khởi nghiệp dynarCERT ở Canada đã phát triển công nghệ giảm phát thải mới cho động cơ diesel đủ các kích cỡ, giúp tiết kiệm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong năm 2024 do nhu cầu giảm tại các nền kinh tế phát triển trong quý I vừa qua, do mùa đông ấm áp bất thường và số lượng xe sử dụng động cơ diesel giảm.
Ngày 5/2, Tập đoàn ô tô Toyota của Nhật Bản cho biết sẽ kéo dài thời gian tạm dừng sản xuất một phần tại Nhật Bản cho đến ngày 9/2 tới do ảnh hưởng từ vụ bê bối gian lận dữ liệu tại Toyota Industries Corp - nhà cung cấp động cơ diesel trực thuộc tập đoàn.
Ngày 29/1, tập đoàn ô tô Toyota của Nhật Bản cho biết Toyota Industries Corp. - công ty cung cấp phụ tùng của tập đoàn này - đã làm giả dữ liệu về công suất đầu ra của động cơ diesel do công ty chế tạo. Những động cơ diesel này được lắp đặt trên 10 dòng xe Toyota bán trên toàn cầu.
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi 3 thông tin liên tiếp về việc có 1.967 xe Ford Explorer nằm trong diện bị lỗi hệ thống camera, 1.256 xe Ford Everest bị lỗi tiêu hao ắc quy và 2 xe Ford Everest cần thay thế bộ lọc hạt khí thải động cơ diesel cần quay về xưởng để kiểm tra, cập nhật và thay thế.
Ủy ban Thương mại Công bằng của Hàn Quốc (KFTC) ngày 9/2 cho biết sẽ áp dụng mức xử phạt hành chính tổng hợp 42,3 tỷ won (33,48 triệu USD) đối với 3 hãng sản xuất ô tô của Đức là Mercedes-Benz, BMW và Audi vì đã thông đồng để gian lận số liệu về khí thải của các loại ô tô chạy bằng động cơ diesel.
Ngày 1/8, đơn vị phụ trách kinh doanh của hãng xe Fiat Chrysler Automobiles (Mỹ) đồng ý nộp khoảng 300 triệu USD tiền phạt và tiền bồi thường, nhằm dàn xếp cuộc điều tra kéo dài nhiều năm qua của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan vấn đề gian lận khí thải đối với các xe lắp động cơ diesel của hãng này.
Ngày 14/7, Tòa án Công lý châu Âu (CJEU) đã ra phán quyết cho rằng các xe chạy bằng động cơ diesel của Volkswagen được trang bị phần mềm trái phép, khiến việc lọc khí thải gây ô nhiễm bị ngừng hoạt động khi ở một số nhiệt độ nhất định.
Nhà chức trách Đức đã tiến hành lục soát 8 địa điểm văn phòng của tập đoàn ô tô Hyundai-Kia (Hàn Quốc) tại Đức và Luxembourg liên quan những cáo buộc gian lận khí thải động cơ diesel ảnh hưởng đến hơn 210.000 xe.
Truyền thông Australia đưa tin hãng chế tạo ô tô Toyota của Nhật Bản có thể phải bồi thường tổng cộng khoảng 2 tỷ dollar Australia (AUD - tương đương 1,5 tỷ USD) cho các khách hàng ở Australia mua ô tô bị lỗi bộ phận lọc nhiên liệu cho động cơ diesel, sau khi Toyota thua kiện trong một vụ kiện tập thể ngày 7/4.
Thỏa thuận mua bán tàu ngầm giữa Trung Quốc và Thái Lan có điều khoản sử dụng động cơ diesel của Đức. Nhưng đây lại là mặt hàng nằm trong diện Đức cấm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 11/11, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên và Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành "Lệnh điều phối cung cầu khẩn cấp" nhằm ổn định tình trạng khan hiếm urê và dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel trong nước.
Các kỹ sư đang phát triển một loại tàu vận hành bằng khí đốt lấy từ chất thải người, động vật và thực phẩm bỏ đi. Dự án này hứa hẹn sẽ góp phần nỗ lực loại bỏ động cơ diesel gây ô nhiễm tại Anh.
Cựu Giám đốc hãng xe Audi và Volkswagen (VW) Axel Eiser vừa bị bắt giữ tại Croatia do liên quan đến vụ bê bối gian lận khí thải trên dòng xe chạy bằng động cơ diesel của Volkswagen hồi năm 2015.
Bộ Môi trường Hàn Quốc ngày 20/8 thông báo chính phủ nước này sẽ có hình thức xử phạt và khởi tố hình sự đối với Volkswagen và Porsche với cáo buộc hai "ông lớn" sản xuất xe ô tô của Đức này đã lắp đặt "các thiết bị trái phép" có khả năng giúp các loại xe động cơ diesel "gian dối" thông số về lượng khí phát thải thực tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức ngày 3/12 đã quyết định bổ sung thêm ngân sách cho Quỹ tài trợ các thành phố ở nước này nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí liên quan đến khí thải của các phương tiện chạy bằng động cơ diesel.
Tòa án Đức ngày 8/11 đã ra lệnh cho 2 thành phố Cologne và Bonn ban hành lệnh cấm các loại ô tô cũ chạy bằng động cơ diesel tham gia giao thông để giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí.
Ngày 24/10, Tòa án thành phố Mainz, miền Tây nước Đức đã ra phán quyết yêu cầu chính quyền thành phố phải có biện pháp cắt giảm khí thải từ những xe động cơ diesel đời cũ nếu không sẽ ban hành lệnh cấm các xe động cơ diesel.
Hãng sản xuất xe ô tô BMW của Đức đã quyết định thu hồi thêm hơn 1 triệu xe ô tô động cơ diesel do lỗi ở hệ thống làm mát có thể gây cháy nổ động cơ. Với quyết định mới nhất này, tổng số xe BMW nằm trong diện bị thu hồi đợt này để sửa chữa trên toàn thế giới của hãng lên tới 1,6 triệu xe.
Ngày 19/10, các quan chức Cục Giao thông vận tải liên bang Đức (KBA) cho biết cơ quan này đã yêu cầu hãng sản xuất ô tô Opel thu hồi 73.000 xe động cơ diesel trên toàn thế giới do được cài đặt phần mềm gian lận khí thải.