Lầu Năm Góc cho biết khinh khí cầu Trung Quốc bay tới Mỹ hồi đầu năm nay trước khi bị bắn hạ đã không thu thập thông tin khi bay ngang qua nước này.
Ngày 22/2, Lầu Năm Góc đã xác nhận tính xác thực của một bức ảnh ghi lại hình ảnh phi công lái chiến đấu cơ U-2 chụp ảnh tự sướng (selfie) với khinh khí cầu Trung Quốc vào đầu tháng 2, một ngày trước khi khinh khí cầu này bị bắn xuống bờ biển phía Đông của Mỹ.
Để bắn các vật thể lạ trên không phận, Mỹ không dùng đạn rẻ tiền thông thường mà phải sử dụng loại tên lửa đắt tiền, giá 400.000 USD/chiếc.
Chính quyền Mỹ cho rằng ba vật thể không xác định bị bắn rơi kể từ ngày 10/2 là loại phục vụ mục đích thương mại, không phải loại được dùng để thu thập thông tin tình báo. Nhận định này có thể làm giảm căng thẳng xung quanh vụ khinh khí cầu Trung Quốc xâm nhập không phận Mỹ và bị bắn hạ.
Lực lượng vũ trang Canada (CAF) cho biết vẫn chưa phát hiện ra mối liên hệ giữa khinh khí cầu của Trung Quốc với 3 vật thể bay không xác định mà Mỹ bắn hạ gần đây tại Alaska, Yukon và hồ Huron.
Trong khi vụ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc còn chưa lắng xuống thì ngày 10/2 Tổng thống Mỹ lại ra lệnh phóng tên lửa từ chiến đấu cơ F-22 bắn hạ một "vật thể tầm cao" có kích thước tương đương một ô tô con.
Ngày 10/2, một máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã bắn hạ một vật thể không xác định bay trên bầu trời Alaska. Sự việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi quân đội Mỹ bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc bay qua Mỹ.
Ngày 9/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông không xem việc khinh khí cầu của Trung Quốc bay qua không phận Mỹ là sự vi phạm an ninh nghiêm trọng.
Nêu quan điểm của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết Việt Nam mong muốn hai nước Mỹ - Trung Quốc sẽ tiếp tục giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại, trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế.
Ngày 7/2 (giờ địa phương), Hải quân Mỹ đã công bố những bức ảnh về hoạt động trục vớt khinh khí cầu Trung Quốc mà máy bay chiến đấu Mỹ đã bắn hạ trên Đại Tây Dương.
Sau khi Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng phản ứng của Mỹ là bốc đồng và thái quá.
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi 1 khinh khí cầu Trung Quốc vào cuối tuần qua.
Tướng Glen VanHerck, Chỉ huy Bộ Tư lệnh phương Bắc của Mỹ cho rằng khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc bị Washington bắn hạ có khả năng mang theo chất nổ để tự huỷ khi cần thiết.
Chính phủ Venezuela đã lên án việc Washington quyết định bắn hạ khí cầu Trung Quốc bay trong lãnh hải của Mỹ ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.
Khinh khí cầu không phải là một phương tiện lý tưởng để do thám, nhưng theo chuyên gia, nó khó có thể bị hệ thống radar để ý vì nghĩ rằng chúng đơn giản hơn về mặt công nghệ.
Tổng thống Joe Biden đã cho phép bắn hạ khí cầu tầm cao của Trung Quốc, một ngày ngay sau khi ông nhận được thông báo thiết bị đáng ngờ này bay lơ lửng trên các khu vực quân sự “nhạy cảm” của Mỹ. Nhưng ông đã được khuyên đợi đến thời điểm an toàn.
Ồn ào chính trị về khinh khí cầu Trung Quốc nghi làm nhiệm vụ do thám trên bầu trời Mỹ không chỉ làm hỏng chuyến thăm Bắc Kinh đã được lên kế hoạch trước của Ngoại trưởng Mỹ, mà còn đe dọa làm đảo lộn những nỗ lực của cả hai nước nhằm ổn định mối quan hệ ngày càng rạn nứt.
Truyền thông Mỹ đưa tin khinh khí cầu của Trung Quốc đi qua không phận của Mỹ đã bị máy bay chiến đấu nước này bắn hạ ngoài khơi Carolina, trên Đại Tây Dương, vào chiều ngày 4/2 (giờ địa phương).