Theo hãng thông tấn Tass, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) sẽ tổ chức một cuộc họp theo yêu cầu của Nga về việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine vào ngày 20/12 nhằm làm "đối trọng" với cuộc họp khác về Ukraine do phương Tây đề xuất.
Ngày 1/12, Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã chính thức lên tiếng về việc trả lại số vũ khí hạt nhân mà Ukraine đã từ bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo hãng Sputnik của Nga, Hàn Quốc sẽ tiếp tục ‘kiềm chế’ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine cho đến khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Sau khi cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, theo tờ Thời báo New York, một số quan chức phương Tây giấu tên đã gợi ý rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể cân nhắc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Kiev.
Bản tin nóng thế giới sáng 25/11 có những nội dung sau đây: - Mỹ sắp cung cấp cho Ukraine loại tên lửa thay đổi đáng kể cục diện xung đột; - Nga dọa đáp trả “bằng mọi cách” nếu Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine; - Hezbollah đáp trả mạnh mẽ các đợt tấn công của Israel; - Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ Syria bị kéo vào xung đột Trung Đông.
Theo hãng thông tấn TASS, ngày 24/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko kêu gọi Hàn Quốc đánh giá tình hình một cách tỉnh táo và kiềm chế.
Bản tin nóng thế giới sáng 21/11 có những nội dung sau đây: - Ukraine lần đầu dùng tên lửa Storm Shadow tấn công lãnh thổ Nga; - Mỹ thay đổi chính sách cấp vũ khí cho Ukraine; - Hamas đòi chấm dứt chiến tranh trước khi trao đổi con tin; - Hezbollah bác bỏ đề xuất ngừng bắn xâm phạm chủ quyền của Liban.
Ngày 20/11, Nga đã cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine thông qua việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev trước thời điểm Tổng thống đắc Trump nhậm chức.
Ngày 10/11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu tuyên bố nước này sẽ cung cấp cho Ukraine một lô tên lửa hành trình và phòng không bổ sung.
Sự hợp tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đang khiến Nga không khỏi lo lắng khi Ankara, đồng thời là một đối tác kinh tế quan trọng của Moskva, vừa cung cấp vũ khí cho Kiev vừa muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột.
Thương vụ này phản ánh xu hướng ngày càng phức tạp trong quan hệ quốc tế, khi các đồng minh truyền thống của Mỹ tại Trung Đông tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, bất chấp áp lực từ Washington.
Thật khó để chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa chi tiêu quốc phòng dành cho Ukraine và sự ủng hộ của một tiểu bang đối với một ứng cử viên. Có thể là Pennsylvania. Còn Wisconsin và Arizona thì không hẳn vậy.
Trong khi các quốc gia châu Âu chịu áp lực phải ngừng cung cấp vũ khí cho Israel thì sự phức tạp của chuỗi cung ứng quốc tế và các liên minh địa chính trị khiến việc này trở nên khó khăn hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 17/10, Đại sứ Saudi Arabia tại Anh Khalid bin Bandar Al Saud đã kêu gọi Chính phủ Mỹ đình chỉ xuất khẩu vũ khí cho Israel nếu viện trợ nhân đạo bổ sung không đến được Dải Gaza.
Tổng thống Ukraine đã đề cập đến các hạn chế từ Mỹ và Anh trong việc sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga, khiến Kiev cảm thấy như "chiến đấu với một tay bị trói sau lưng".
Các động thái của phương Tây, đặc biệt là việc cung cấp vũ khí tầm xa và dữ liệu tình báo cho Ukraine, đang đẩy Mỹ và NATO vào nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga. Chuyến thăm của Tổng thống Ukraine tới Mỹ càng làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang quân sự.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 6/9, Mỹ, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và Canada đã công bố các gói cung cấp vũ khí và thiết bị mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.
Iran đã bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc từ Pháp, Anh, và Mỹ về việc Iran cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine, nhấn mạnh những cáo buộc này là vô căn cứ và chỉ nhằm phục vụ lợi ích chính trị của các nước phương Tây.
Ngày 29/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề di cư ở biên giới phía Nam giáp Mexico và sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Israel. Bà đưa ra tuyên bố này trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên với một hãng truyền thông lớn, kể từ khi trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Ngày 29/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết EU vẫn chưa thể phân bổ 6 tỷ euro (6,6 tỷ USD) từ Quỹ Hòa bình châu Âu để chi trả cho các nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine với lý do các quốc gia thành viên trong khối thiếu sự thống nhất.