Với phản ứng nặng sau tiêm chủng, không đợi trẻ tím tái mới cho đi viện

Theo dõi trẻ sau tiêm vắc xin, khi thấy biểu hiện hơi bất thường như: Khóc quấy liên tục, lờ đờ... phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế kịp thời.

Cha mẹ cần biết cách theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương: Các loại vắc xin đều có tỷ lệ phản ứng nhất định, vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những chuẩn bị và kiến thức nhất định khi đưa trẻ đi tiêm chủng, biết cách theo dõi sức khỏe sau tiêm cho trẻ.


Theo đó khi đưa trẻ đi tiêm chủng, cha mẹ cần chú ý:


- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và phiếu tiêm chủng cho trẻ, luôn luôn phải có ngăn lưu trữ riêng để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ.


- Thông báo cho cán bộ y tế tiêm chủng tiền sử bệnh tật của con mình một cách thành thực, chi tiết.


- Trong quá trình tiêm chủng phải ở tại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng.


Cách theo dõi sau tiêm chủng:


- Theo dõi trẻ tại nhà trong 2 ngày liên tục, người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết cách chăm sóc trẻ.


- Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của trẻ như: quấy khóc nhiều, nôn trớ, sưng đỏ, ban quanh vết tiêm… cần thông báo lại cho cán bộ y tế để theo dõi.


- Trong lúc trẻ mới tiêm xong, người mệt, khó chịu không nên cho trẻ bú nằm vì dễ gây ra hiện tượng sặc, trào ngược gây nguy hiểm, dễ nhầm lẫn với các hiện tượng phản ứng phản vệ.


- Không nên đắp lòng trắng trứng hoặc khoai tây thái lát để giảm đau viết tiêm cho trẻ vì khi vừa tiêm xong, vết tiêm còn đang là vết thương hở nên rất dễ nhiễm khuẩn, đôi khi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm khuẩn huyết…


- Các dấu hiệu cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế: Trẻ sốt rất cao trên 39 độ, khó hạ nhiệt độ, sốt kéo dài trong vòng 24 giờ; khóc dai dẳng, kích thích vật vã, khó thở; da nổi vết tím, chi lạnh… Tuy nhiên giai đoạn da nổi tím, chi lạnh đã là khá muộn nên khi thấy tri giác đứa trẻ hơi bất thường như: Khóc quấy liên tục, lờ đờ là phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế kịp thời.


- Khi có hiện tượng co giật, trương lực cơ cần chú ý đến tình trạng sốc phản vệ.


- Việc sử dụng thuốc tại nhà cho trẻ sau khi tiêm cần theo hướng dẫn của cán bộ y tế.


- Cha mẹ làm theo đúng hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm tại nhà do cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng, hướng dẫn.


TN/Báo Tin tức
Không lo phải tiêm chủng lại từ đầu khi dừng vắc xin Quinvaxem
Không lo phải tiêm chủng lại từ đầu khi dừng vắc xin Quinvaxem

Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế chọn thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Đó là thông tin được đưa ra trong Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN