Chìa khóa để đạt hai mục tiêu này là thay đổi chế độ ăn qua đó chuyển đổi phương thức sản xuất thực phẩm. Trên đây là kết luận trong báo cáo Đánh giá dịch bệnh toàn cầu, công bố ngày 16/1 trên tạp chí Y khoa The Lancet của Pháp.
Trong báo cáo dày 50 trang này, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh thế giới đang ở trong một nghịch cảnh, khi có gần 1 tỷ người bị đói trong khi vẫn có 2 tỷ người ăn quá nhiều các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, là nguyên nhân gây béo phì và các bệnh khác như tim mạch và tiểu đường.
Báo cáo thống kê cho biết chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân khiến trên thế giới mỗi năm có tới 11 triệu người tử vong sớm vì các căn bệnh có thể phòng ngừa được.
Trong khi đó, hệ thống sản xuất và tiêu thụ thực phẩm toàn cầu cũng được xác định chính là nguồn phát thải lớn nhất lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là nhân tố lớn nhất gây mất đa dạng sinh thái và là nguyên nhân chính làm tảo biển xâm lấn bờ biển và kênh nước.
Báo cáo chỉ rõ hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu của con người, vốn làm biến đổi gần 50% diện tích bề mặt mặt đất địa cầu, đã tiêu tốn khoảng 70% lượng cung nước sạch toàn cầu.
Với những thông tin kể trên, các tác giả báo cáo nhấn mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của 10 tỷ dân số thế giới vào năm 2050, con người cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh lãng phí thực phẩm, đầu tư hơn nữa phát triển công nghệ làm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Cụ thể, để thực hiện mục tiêu trên, con người cần giảm 50% lượng đường và thịt đỏ tiêu thụ hiện nay, tăng gấp đôi lượng tiêu thụ các loại rau, hoa quả và các loại hạt. Giới chuyên gia tính toán cần ít nhất 5 kg hạt các loại để sản xuất ra được 1 kg thịt.
Theo các nhà khoa học, một chế độ ăn lành mạnh đảm bảo 2.500 calory mỗi này, trong đó có khoảng 7g thịt đỏ (cho phép mức tối đa là 14g), 1 cốc sữa (khảng 250g) hoặc hộp sữa chua, pho mát. Mức tiêu thụ trứng tối đa là 2 quả/tuần.