Công thức ăn - tập để trở thành một 'lá chắn thép' phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4 – 5 - 1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống, để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với COVID-19.

Nội dung nằm trong chuỗi hoạt động Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng” được Bộ Y tế phát động nhằm nâng cao nhận thức của người dân cần tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch hiệu quả vừa khôi phục và phát triển kinh tế.

Một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, người dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh tạo thành thói quen có lợi sức khỏe để đẩy lùi dịch bệnh. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống lại dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Lời khuyên từ Bộ Y tế về chế độ dinh dưỡng.

Theo đó, công thức dinh dưỡng 4 - 5 -1 được Bộ Y tế khuyến cáo là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, tăng đường sức khỏe trong mùa dịch.

Chế độ ăn cần cân đối 4 yếu tố: cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (Carbohydrate; protein; lipid); cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.

Các thực phẩm ăn vào phải có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm là nhóm lương thực (gạo, bột mì); nhóm hạt các loại; nhóm sữa và các chế phầm từ sữa; nhóm thịt các loại, cá và hải sản; nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm; nhóm rau củ quả khác; nhóm dầu ăn, mỡ các loại.

Video công thức dinh dưỡng 4 – 5 - 1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia do Bộ Y tế công bố:


Cùng với đó, dinh dưỡng một ngày phải cân đối, an toàn. Một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm, kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp.

Để đảm bảo về dinh dưỡng, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm công nghiệp phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn thực phẩm có công bố chất lượng đầy đủ, đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trên bao bì, chọn sản phẩm có bao bì rõ thông tin thành phần nguyên liệu và hạn sử dụng, quy trình sản xuất minh bạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy vậy, người tiêu dùng không nên tích trữ nhiều để luôn sử dụng được sản phẩm tươi mới.

Chú thích ảnh
Lời khuyên từ Bộ Y tế  về chế độ tập luyện.

Về vận động trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát đợt mới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên vận động thường xuyên tại nhà ít nhất 30 phút/ mỗi ngày bằng bất cứ cách nào tùy thích. Đó có thể là các bài tập nặng, các bài tập đốt mỡ thừa, các bài tập cùng tạ nặng nhưng cũng có thể là các động tác nhún nhảy theo các bài hát yêu thích, tích cực lên xuống cầu thang hay Yoga nhẹ nhàng.

Minh Thy/Báo Tin tức
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đang tuổi bú mẹ như thế nào trong mùa dịch COVID-19?
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đang tuổi bú mẹ như thế nào trong mùa dịch COVID-19?

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong mùa dịch COVID-19, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc khuyến cáo bà mẹ cần chăm sóc tốt dinh dưỡng cho trẻ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN