Bệnh quai bị dễ dẫn đến teo tinh hoàn

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em 5- 8 tuổi, nếu không điều trị đúng cách, bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là vô sinh.

Bệnh quai bị cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Quai bị là bệnh gây bởi vi rút quai bị (Mumps virus), đây là một loại bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó trẻ em từ 5- 8 tuổi là dễ mắc nhất.


Theo các bác sĩ, bệnh quai bị rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề như: Gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm tỷ lệ thấp), nhồi máu phổi, viêm tụy.... Bệnh cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.


Dấu hiệu nhận biết của bệnh:


- Trong vòng 1- 2 ngày đầu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau ở vị trí trước tai, khó nhai.


- Bệnh nhân bị sốt cao từ 39- 40 độ C trong vòng 3- 4 ngày, chảy nhiều nước bọt.


- Một bên má (tuyến mang tai) sưng to, chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ; sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.


Cách điều trị:


- Khi phát hiện dấu hiệu bệnh cần đi khám để phát hiện bệnh và cách ly bệnh nhân trong vòng 2 tuần, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.


- Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.


- Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.


- Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều khi cần thiết.


- Người bệnh cần kiêng nước lạnh, tránh gió lùa.


- Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm người bệnh đến bệnh viện để xử trí kịp thời đưa đến bệnh viện.


Cách phòng bệnh:


Theo các chuyên gia, các phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị. Tiêm chủng khẩn cấp cũng được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vắc xin cần được tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị.


Bệnh quai bị là bệnh lây theo đường hô hấp qua các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng người bệnhbắn ra ngoài không khí, qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra. Vì vậy, để phòng bệnh cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt với trẻ em. Thực hiện vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời; Cần phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng để tổ chức cách ly và điều trị kịp thời.


TN/báo Tin tức
Bến Tre tăng cường phòng chống bệnh quai bị, thủy đậu trong trường học
Bến Tre tăng cường phòng chống bệnh quai bị, thủy đậu trong trường học

Trước diễn biến phức tạp của bệnh quai bị có thể lây lan rộng, Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường phòng tránh bệnh quai bị, thủy đậu cho học sinh ở các trường học trên địa bàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN