Top 3 ‘lưỡi kiếm’ Nga xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ

Gần đây, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Valery Gerasimov nói với truyền thông rằng Nga có thể sẽ tiến hành các biện pháp đối phó với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. 

Ông Gerasimov nhấn mạnh rằng các biện pháp này có khả năng bao gồm việc trang bị cho Lục quân và Hải quân Nga những tổ hợp và hệ thống vũ khí đầy hứa hẹn, có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của Mỹ. Vị tướng Nga không định danh các hệ thống vũ khí cụ thể này, nhưng dưới đây là danh sách các loại vũ khí tốt nhất hiện nay của Moskva có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ Mỹ.

Tên lửa Rubezh

Tên lửa liên lục địa mới RS-26 Rubezh là sự phát triển gần đây nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Tên lửa này cũng được biết đến dưới cái tên “Avangard”. Vì sự bí mật của dự án này, chúng ta biết rất ít về RS-26: Rubezh là loại tên lửa đầy triển vọng được xây dựng trên cơ sở tên lửa RS-24Yars, vốn đã được biên chế cho Các lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga. 

RS-26 Rubezh được phát triển trên cơ sở tên lửa RS-24 Yars (ảnh).


Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và được tích hợp một đầu đạn có thể phân tách. Số lượng và trọng lượng phân tách của đầu đạn này vẫn chưa được biết, nhưng có thể cho rằng RS-26 là phiên bản được hiện đại hóa của tên lửa Yars thuộc gia đình tên lửa Topol-M, nó có lẽ nặng ít nhất 60 tấn. Tên lửa này chỉ được công bố ở phiên bản di động và theo thời gian có khả năng nó sẽ thay thế cho các hệ thống tên lửa Topol đang lão hóa.

Các quan chức quân đội Nga cho biết việc phóng thử nghiệm tên lửa Rubezh sẽ được tiến hành vào tháng 3 năm nay. Trước đây, các cuộc thử nghiệm tên lửa này cũng đã diễn ra trong bí mật. Tuy nhiên, năm 2013, thông tin về các vụ thử nghiệm RS-26 tại trường bắn  Kapustin Yar đã bị rò rỉ. Sau đó, Bộ Tổng tham mưu Nga xác nhận rằng đó là vụ phóng thử thứ 4 của tên lửa Rubezh.

Theo Đại tướng Zarudnitsky, Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, tên lửa mới này có trang bị chiến đấu mới và có các khả năng tốt hơn cũng như những tính năng cơ động được cải thiện hơn so với các hệ thống tên lửa hiện có.

Sarmat

Cuộc xung đột ở Ukraine (vốn đã dẫn đến việc cắt giảm các nguồn cung các linh kiện để bảo dưỡng tên lửa Voevoda) và các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ đã khiến giới lãnh đạo quân sự Nga buộc phải có sự lựa chọn. Trong giai đoạn 2018-2020, Nga sẽ nhận được tên lửa hạng nặng mới Sarmat do Trung tâm Tên lửa Quốc gia Makeyev phát triển.

Tên lửa Sarmat sẽ có kích thước chỉ bằng nửa hệ thống tên lửa Voevoda (ảnh).


Các tên lửa Topol, vốn đang phục vụ trong quân đội Nga, có trọng lượng phóng là 1,2 tấn và tầm bắn 9.000km, trong khi tên lửa Voevoda có trọng lượng phóng 7,3 tấn và tầm bắn lên tới 16.000km. Nếu các số liệu được tiết lộ với giới truyền thông là chính xác, thì tên lửa Sarmat sẽ có kích thước chỉ bằng nửa hệ thống tên lửa Voevoda. Trọng lượng khởi động của Sarmat sẽ khoảng 100 tấn so với của hệ thống tên lửa Voevoda là 211 tấn; và trọng lượng phóng của Sarmat sẽ là 4-5 tấn.

Sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm sơ bộ, tên lửa Sarmat sẽ được thử nghiệm chính thức trong năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Sarmat được xem là tên lửa “sát thủ” đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, vì không có một hệ thống nào hiện nay có thể ngăn chặn nó. Vũ khí chiến lược mới này của nga được xem là để đối chọi với Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS-Prompt Global Strike) mà Mỹ đang theo đuổi và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2016.

Các chuyên gia quân sự bình luận, Sarmat là hệ thống vũ khí độc nhất vô nhị, chưa tìm được đối thủ xứng tầm, kể cả Mỹ. Nó có thể bay qua Bắc cực và Nam cực, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn, mang theo đầu đạn phân tách hiện đại, phóng từ các bệ phóng cơ động.

Bulava

Tên lửa Bulava được phóng từ tàu ngầm lớp Borei của Nga.


Ngày 28/11/2014, Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa R-30 Bulava từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei, đang hoạt động trên biển Barents. Vũ khí này được phát triển nhằm đánh bại các hệ thống phòng thủ tổ hợp: Nó mang 10 đầu đạn dẫn hướng độc lập. Trọng lượng phóng từ 36,8 - 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân), tầm bắn xa hơn 11.000km. Với khoảng cách này, nó có thể vươn tới Mỹ mà không cần tàu ngầm Borei phải rời khỏi các khu vực đồn trú tại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Mỗi tàu ngầm lớp Borei có thể mang 16 quả tên lửa R-30 Bulava. Các tàu ngầm này hoạt động rất yên tĩnh, có các tính năng động lực học tuyệt vời và trong một cuộc xung đột tiềm năng, tạo cho nó có cơ hội tốt trong việc sẵn sàng đáp trả các cuộc tấn công bất ngờ.


Công Thuận (Theo R.I.R)
MiG-35: ‘Người hùng không chiến mới’
MiG-35: ‘Người hùng không chiến mới’

MiG-35 có khả năng không chiến, tấn công trên bộ và trên biển tốt. Nổi tiếng với khả năng cơ động và linh hoạt trên không, loại máy bay chiến đấu này có thể thay thế cho chiến đấu cơ Rafale mà Ấn Độ đang dự định mua của Pháp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN