Nga rục rịch khôi phục hệ thống boongke tên lửa ở Crimea

Báo Anh đồng loạt đưa tin Nga đang bí mật khôi phục lại các boongke tên lửa thời Xô viết bị bỏ hoang ở Crimea, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO ngày một leo thang.

Các boongke bị lãng quên ở Crimea giờ đã được khôi phục trở lại trong kế hoạch "quân sự hóa" của Nga.

Boongke ở Simferopol được trưng dụng để phòng ngừa trước sự tấn công từ Biển Đen trong Chiến tranh Lạnh. Hiện boongke tên lửa nằm dọc bờ biển phía nam Crimea này đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch, với giá vé 50 USD/người.

Được truyền thông địa phương đồn thổi là một phần của kế hoạch Object 100, khu vực xung quanh boongke xuất hiện các biển cấm du khách vào “vùng cấm thuộc Bộ Quốc phòng Nga”. Người dân tại Simferopol cho biết hiện binh sĩ Nga đã được điều động đến đây và chặn hết lối vào. Một người dân địa phương từng được vào boongke tiết lộ: “Đây là một căn cứ quân sự vẫn còn hoạt động với hệ thống tên lửa chống hạm”.

Các chuyên gia tin rằng Nga đang chuẩn bị cho Thế chiến thứ 3.

Hệ thống boongke chỉ là một phần nhỏ trong chương trình mới của Nga nhằm quân sự hóa bán đảo Crimea. Theo quan sát gần đây của người dân địa phương cũng như báo cáo truyền thông và chính phủ Nga, Moskva đang trong quá trình khôi phục lại các cơ sở quân sự sử dụng từ thời Xô viết, xây dựng căn cứ mới và điều động binh lính đến Crimea. Đến nay đã có tổng cộng 18 địa điểm được khởi tạo, bao gồm các căn cứ hải quân, trạm radar và đường băng quân sự.

Phản ứng trước thông tin trên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon bày tỏ quan ngại về kế hoạch tăng cường khả năng quân sự của Nga tại Crimea nói riêng và kế hoạch “quân sự hóa” tại khu vực Biển Đen nói chung. Xét về mặt địa lý, Crimea nằm sát biên giới với thành viên NATO Romania – quốc gia đảm nhận nhiệm vụ là một phần của “lá chắn tên lửa” quốc tế do Mỹ kiểm soát. Washington cho biết lá chắn này được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa từ phía Iran.
.

Binh lính Nga làm nhiệm vụ ở Crimea.

Hiện Nga và các quốc gia NATO đang tăng cường quân sự ở vùng Baltic. Trước đó, Nga đã triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander-M tới tỉnh Kaliningrad, vùng lãnh thổ thuộc Nga nằm giữa Ba Lan và Lítva. Còn phía Mỹ sẽ dẫn đầu một tiểu đoàn đa quốc gia ở Đông Bắc Ba Lan bắt đầu vào tháng 4/2017, một vị trí chiến lược quan trọng có thể sẽ đặt họ ở trung tâm của các cuộc đối đầu với nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang giữa NATO và Nga.

Bộ Quốc phòng Nga cũng như chính quyền khu vực Crimea vẫn chưa đưa ra bất kì lời bình luận nào về hoạt động khôi phục căn cứ tên lửa tại Crimea.

Hồng Hạnh (theo D.M)
Cảnh báo chiến tranh hạt nhân xuất hiện cùng chỉ dẫn sống sót
Cảnh báo chiến tranh hạt nhân xuất hiện cùng chỉ dẫn sống sót

Gần đây, nhiều cảnh báo về Chiến tranh Thế giới thứ ba bắt nguồn từ cuộc xung đột tại Syria đã xuất hiện. Điều khiến loài người lo lắng hơn là cuộc chiến tranh ấy có thể huy động cả thứ vũ khí hủy diệt - vũ khí hạt nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN