Mỹ lên kế hoạch đưa tàu ngầm tự hành đến Biển Đông

Trước việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông, quân đội Mỹ đang đặt cược vào công nghệ mới, trong đó có các tàu ngầm tự hành.

Tờ "Financial Times" số ra ngày 17/4 nhận định rằng 6 tháng gần đây, Lầu Năm Góc đã công khai đề cập đến việc sử dụng tàu ngầm không người lái để đối phó với âm mưu thống trị khu vực của Bắc Kinh.

Khi lên thăm chiến hạm USS Stennis tại Biển Đông hôm 15/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nhấn mạnh đến vai trò của tàu ngầm tự hành trong chiến lược quân sự Mỹ ở châu Á, có thể được sử dụng tại Biển Đông vốn có đa số diện tích là vùng biển nông.

Ông Carter cho biết Lầu Năm Góc đầu tư vào nhiều loại tàu ngầm tự hành mới có kích thước và trọng tải đa dạng tại các vùng biển nông, nơi các loại tàu ngầm thông dụng không thể hoạt động.

Chuyên gia Shawn Brimley của Trung tâm "Center for a New American Security" nhận định rằng trong trường hợp xảy ra xung đột tại Biển Đông, ưu thế quân sự của Washington có thể khiến Bắc Kinh bớt hung hăng.

Trong cuộc chạy đua quân sự Mỹ-Trung tại Thái Bình Dương, tàu ngầm đã trở thành một trong những nhân tố chủ chốt. Đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vào tên lửa đã khiến các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực và một số chiến hạm Mỹ bị đe dọa.

Theo ông Carter, vì vậy, Lầu Năm Góc sẽ đầu tư 8 tỷ USD trong năm tới để "đảm bảo lực lượng tàu ngầm và chống tàu ngầm của Mỹ là vũ khí sát thương hiện đại nhất thế giới".

Mỹ tăng cường hỗ trợ Philippines theo dõi các hoạt động hàng hải

Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg cho biết Mỹ sẽ điều một khinh khí cầu đến Philippines để giúp quân đội quốc gia Đông Nam Á này theo dõi các hoạt động hàng hải và bảo vệ biên giới trong lúc tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình CNN ngày 18/4, ông Goldberg cho biết Washington sẽ giao cho Manila các thiết bị thông tin có gắn hệ thống cảm ứng và radar, trị giá 42 triệu USD. Ông cho biết thêm thiết bị thông tin có cảm ứng sẽ được gắn vào các tàu chiến của Philippines và khinh khí cầu có gắn radar trên không trung sẽ thu thập tin tức cũng như phát hiện các chuyển động trong khu vực Biển Đông.

Theo đại sứ Mỹ, 2 quốc gia đồng minh này đã thống nhất thiết lập một hệ thống để “phân loại và đảm bảo thông tin” như một phần trong kế hoạch an ninh 5 năm của Washington ở vùng Đông Nam Á với tổng trị giá lên đến 425 triệu USD.

Manila sẽ nhận khoảng 120 triệu USD viện trợ quân sự từ Washington. Đây là số tiền viện trợ lớn nhất kể từ khi Mỹ quay trở lại Philippines để tiến hành huấn luyện cũng như tập trận chung sau 8 năm gián đoạn.

Theo thỏa thuận mới được ký kết hồi năm 2013, Philippines cho phép gia tăng sự luân chuyển hiện diện của quân đội Mỹ trong các công tác về bảo quản trang thiết bị an ninh hàng hải cũng như trong lĩnh vực nhân nhân đạo.

TTXVN/Tin Tức
Tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông tại Geneva
Tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông tại Geneva

Ngày 16/4 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ và Hội hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam đã tổ chức triển lãm, tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông cũng như ký "Thỉnh nguyện thư" gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhằm phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN