Các trang thiết bị THAAD được chuyển tới Seongju, Hàn Quốc ngày 7/9. Ảnh: AFP/TTXVN |
Một buổi lễ chào mừng sự kiện trên đã được tổ chức một ngày trước đó tại thị trấn Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cách thủ đô Seoul khoảng 210 km về phía Nam.
Bên cạnh đó, USFK và quân đội Hàn Quốc thông báo sẽ thiết lập một lực lượng an ninh chung để bảo vệ nơi THAAD được triển khai.
Ban đầu, hai bệ phóng tên lửa đánh chặn thuộc khẩu đội THAAD được triển khai tại Hàn Quốc vào tháng 4/2017 trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên, sau đó 4 bệ phóng còn lại được triển khai vào tháng trước. Tuy nhiên, hệ thống này chưa được đưa vào vận hành do chưa có nhân lực.
Hàn Quốc trước đó thông báo đã hoàn tất việc triển khai hệ thống THAAD
tại thị trấn Seongju nhằm chống các mối đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên
sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 được xem là mạnh
nhất từ trước đến nay với tuyên bố đó là bom nhiệt hạch (bom H) có thể
gắn vào tên lửa. Nhật Bản ước tính sức công phá trong vụ thử trên lên
tới 160 kiloton (1 kiloton tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh gấp
10 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945.
Theo USFK, hệ thống rađa
của THAAD được triển khai tại Hàn Quốc có
thể phát hiện các mối đe dọa tên lửa từ tầm xa tới 1.000 km. Cụm rađa
X-band đặt trên mặt đất của THAAD này có thể phát hiện, phân loại và
nhận dạng các mối đe dọa của tên lửa đang được bắn tới trong tầm 1.000
km. Ngoài ra, THAAD có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm
trung cả bên trong và bên ngoài tầng khí quyển, có thể được vận hành
chung với các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác, có tính cơ động
cao và có thể triển khai tại khắp nơi trên thế giới.