Lộ diện radar chống tàng hình mới của Trung Quốc

Máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của Mỹ, F-22 Raptor, đặt ra nguy cơ lớn đối với mạng lưới phòng không của Trung Quốc, nhưng quân đội Trung Quốc đang có đủ thời gian để tìm cách bắn hạ chúng.

Trung Quốc tuyên bố nước này sở hữu radar mới có khả năng xác định máy bay tàng hình, bao gồm cả chiến đấu cơ tiên tiến F-22 của Mỹ đóng tại căn cứ không quân Andersen ở Guam.

Tuyên bố trên được đưa ra vào cuối tháng 9 vừa qua trên các phương tiện truyền thông tiếng Trung, rằng F-22 và phương tiện chiến đấu không người lái trên không Neuron của châu Âu đã bị "lỗi thời" đối với hệ thống phát hiện thụ động DWL002 mới của Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố nước này có radar phát hiện thụ động mới có khả năng xác định máy bay tàng hình, trong đó bao gồm cả máy bay tiên tiến F-22 Raptor của Mỹ đóng tại căn cứ không quân Andersen ở Guam.


Được tiếp thị bởi công ty CETC International có trụ sở ở Bắc Kinh, DWL002 được trưng bày tại Triển lãm thiết bị điện tử quốc phòng quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 ở Bắc Kinh vào tháng 5 vừa qua. Nó bao gồm một trạm trinh sát chính và 2 trạm phụ. Hệ thống này có thể mở rộng lên đến 4 trạm và gắn trên các xe tải. DWL002 có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu trong phạm vi 400km và máy bay cảnh báo sớm trong bán kính 600km, chẳng hạn như E-3 Sentry và E-2 Hawkeye của Mỹ.

Trong phạm vi 400-600km, DWL002 có thể bao phủ cả Đài Loan và quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, nhưng không với tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và Philippines.

Tuy nhiên, John Wise, nhà phân tích radar có trụ sở tại Anh cho biết: "Tầm của hệ thống này vẫn bị hạn chế trừ khi được triển khai trên một ngọn núi cao 3km nhằm vào các máy bay ở độ cao khoảng 9km".

Mặc dù có vấn đề về tầm hoạt động, nhưng các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết DWL002 có khả năng phát hiện cùng lúc 100 mục tiêu và một loạt các loại tín hiệu cũng như có khả năng phân biệt bạn, thù.

Theo ông Richard Fisher, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, các hệ thống phát hiện thụ động như DWL002 và YLC20 có khả năng đe dọa đối với máy bay trinh sát tầm thấp và "những hệ thống radar thụ động như trên chỉ đơn giản là tìm bất kỳ sự phát xạ điện tử để phân loại và xác định vị trí mục tiêu".


Vasiliy Kashin, một chuyên gia quân sự về Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moskva cho rằng DWL002 là sản phẩm được lấy cảm hứng từ hai hệ thống phát hiện thụ động khác. Năm 2004, Mỹ đã ngăn chặn vụ bán hệ thống phát hiện thụ động Vera-E của Séc cho Trung Quốc, nhưng "Trung Quốc đã có một cơ hội để nghiên cứu kỹ hệ thống này". Khi Trung Quốc không mua được Vera-E, họ chuyển sang mua hệ thống giám sát thụ động Kolchuga của Ukraine.

"Theo tôi hiểu, DWL002 là sự phát triển của radar YLC20, trong đó chủ yếu dựa vào hệ thống Vera-E", ông Kashin nói. YLC20 của Trung Quốc là một hệ thống định vị và tìm kiếm trực tiếp thụ động với phạm vi hoạt động là 600km.


Công Thuận (Theo D.N)
Trung Quốc phát triển ngành hậu cần
Trung Quốc phát triển ngành hậu cần

Trung Quốc đã ban hành “Quy hoạch phát triển ngành hậu cần trung và dài hạn (2014 - 2020)”, theo đó đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ hậu cần hiện đại, bảo đảm dịch vụ hậu cần cho nhiệm vụ xây dựng xã hội thịnh vượng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN