Hãng vũ khí than phiền khó tăng năng suất vì trung tâm dữ liệu lưu trữ video 'ngốn' hết điện

Trong khi nhu cầu đạn pháo đã tăng cao gấp 15 lần so với bình thường, hãng sản xuất vũ khí Na Uy Nammo lại than rằng tương lai tăng trưởng của công ty đang bị thách thức bởi việc lưu trữ video.

Chú thích ảnh
Nammo là một công ty sản xuất vũ khí tại Na Uy. Ảnh: AFP

Một hãng sản xuất vũ khí Na Uy than phiền rằng việc xây trung tâm dữ liệu đã “ngốn” rất nhiều năng lượng trong khu vực, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này không thể tăng sản lượng theo kịp với nhu đang gia tăng.

Tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin ngày càng có nhiều chuyên gia đề cập đến việc các công ty công nghệ có nhu cầu lớn và các trung tâm dữ liệu của họ đã tiêu thụ nhiều năng lượng gây ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.

Tờ Financial Times dẫn lời CEO của hãng sản xuất vũ khí Na Uy Nammo – ông Morten Brandtzæg bộc bạch: “Chúng tôi lo ngại bởi tương lai tăng trưởng của công ty đang bị thách thức bởi việc lưu trữ video”. Ông Brandtzæg đồng thời nói rằng nhu cầu đạn pháo đã tăng cao gấp 15 lần so với bình thường – xu hướng bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine.

Tờ Business Insider không thể xác minh liệu đạn của Nammo có đang được sử dụng ở Ukraine hay không. Trong báo cáo thường niên năm 2021, khách hàng chủ yếu của Nammo là các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vốn cũng là những quốc gia đã quyên góp nhiều vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Theo Elvia, nhà cung cấp năng lượng ở vùng Raufoss, khu vực cách thủ đô Oslo khoảng 120 km về phía Bắc, điện được cung cấp trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước. Công ty Elvia nói với Financial Times rằng họ không còn năng lực dự phòng để Nammo tăng sản xuất do đã cam kết với TikTok. Người phát ngôn của Elvia nói rằng nếu Nammo đặt hàng thêm năng lượng, thì sẽ "mất thời gian" trước khi đạt được điều đó.

TikTok và những gã khổng lồ công nghệ khác đã phải đối mặt với chỉ trích về việc sử dụng năng lượng của họ. Tháng 7/2022, một báo cáo từ Financial Times cho thấy việc sử dụng điện của các công ty lớn, trong đó có Microsoft, Oracle, LG, Huawei, Amazon và Dell, đang khiến việc xây thêm nhà ở London (Anh) trở nên khó khăn hơn do lưới điện cạn kiệt sức chứa.

Một báo cáo trước đó từ năm 2019 từ nhà điều hành lưới điện tại Ireland là EirGrid đã đưa ra kết luận tương tự. Ireland vốn là địa điểm phổ biến tại châu Âu nơi các công ty toàn cầu đặt trung tâm dữ liệu. EirGrid phát hiện ra rằng các trung tâm dữ liệu thường đòi hỏi "mức năng lượng tương đương một thị trấn lớn" và có thể chiếm "29% nhu cầu điện ở Ireland vào năm 2028".

Na Uy vốn là quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào - chủ yếu là thủy điện - đồng thời là điểm phổ biến dành cho các trung tâm dữ liệu bởi nhiệt độ lạnh ở nơi đây giúp giảm nhu cầu sử dụng điện để làm mát máy tính.

TikTok lên kế hoạch xây dựng khu trung tâm dữ liệu lớn nhất tại Na Uy vào tháng 11/2023.

Ủy ban Châu Âu ước tính rằng đến năm 2030, các trung tâm dữ liệu sẽ chiếm 3,2% nhu cầu điện trong khối, tăng 18,5% so với năm 2018.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Business Insider)
Quốc hội Mỹ trước bài toán khó: Thuyết phục 150 triệu người dùng về lệnh cấm TikTok
Quốc hội Mỹ trước bài toán khó: Thuyết phục 150 triệu người dùng về lệnh cấm TikTok

Một bên là hàng chục nhà lập pháp liên tục cảnh báo về nguy cơ vi phạm an ninh và khả năng giám sát của chính phủ Trung Quốc, một bên là 150 triệu người dùng TikTok ở Mỹ muốn tiếp tục giải trí, học tập từ nền tảng chia sẻ video này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN