Hàn Quốc ‘kiềm chế’ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine

Theo hãng Sputnik của Nga, Hàn Quốc sẽ tiếp tục ‘kiềm chế’ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine cho đến khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.

Chú thích ảnh
Xe tăng chủ lực K2 của Hàn Quốc. Ảnh: Sputnik

Một nguồn tin từ quan chức chính phủ Hàn Quốc của hãng tin Yonhap chia sẻ, ngay cả khi Ukraine yêu cầu cung cấp vũ khí, Hàn Quốc cũng chỉ ở trong trạng thái phản hồi lại bằng cách thể hiện “sẽ cố gắng xem xét”.

Một quan chức Hàn Quốc khác cho rằng việc cung cấp các hệ thống vũ khí cụ thể sẽ không được xem xét. Trong tình hình hiện nay, ngay cả khi Ukraine đưa ra yêu cầu thì việc có cung cấp hay không cũng sẽ được đánh giá là xem xét không toàn diện.

Trong khi đó, khi trả lời phóng viên, Người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố rằng Seoul sẽ tiếp tục hợp tác với cả Chính quyền Biden và Chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Các quyết định trong tương lai sẽ được Hàn Quốc đưa ra khi phối hợp chặt chẽ với phía Mỹ.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc không tiết lộ chi tiết thông tin được Kiev cung cấp rằng có lực lượng quân sự bên thứ 3 tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Cơ quan ngày cũng không nêu rõ liệu trong chuyến thăm Hàn Quốc vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov - Đặc phái viên của Tổng thống Ukraine Zelensky, có yêu cầu Hàn Quốc cung cấp vũ khí hay không. Ngoài ra, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine với phía Hàn Quốc tại Seoul.

Vào cuối tháng 10, trong buổi phỏng vấn với đài truyền hình Hàn Quốc KBS, Tổng thống Ukraine Zelensky thông báo sẽ gửi "yêu cầu chi tiết" tới Hàn Quốc về việc cung cấp vũ khí, bao gồm cả pháo binh và hệ thống phòng không. Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông nhận định rằng Kiev có thể yêu cầu viện trợ pháo tự hành K-9 - hiện đang được cung cấp cho các nước Đông Âu, cũng như hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Cheongung-2 (KM-SAM Block-II) - được phát triển dựa trên công nghệ của Nga.

Trước đó, ngày 26/9, Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc duyệt binh lớn ở Seoul nhân kỷ niệm 75 năm thành lập lực lượng vũ trang, phô diễn sức mạnh quân sự với những loại vũ khí “đáng gờm” trong bối cảnh căng thẳng bán đảo Triều Tiên leo thang. Ước tính có khoảng 200 thiết bị quân sự đã tham gia lễ duyệt binh, bao gồm xe tăng, xe tấn công đổ bộ, máy bay không người lái, tên lửa và hệ thống phòng không.

Tại lễ duyệt binh này, Hàn Quốc đã cho ra mắt một số vũ khí và thiết bị mới nhất, trong đó có xe tăng dòng K1A1/K1A2 và K2 Black Panther. Đây là một sản phẩm của tập đoàn Hyundai Rotem, được đưa vào sử dụng vào năm 2014 và được coi là một trong những xe tăng thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới. Đang có 260 chiếc tăng K2 đang phục vụ trong quân đội Hàn Quốc. Mẫu xe tăng này còn được xuất khẩu thành công sang Ba Lan - quốc gia có kế hoạch mua tổng cộng 1.000 chiếc.

Theo bà Kim Mi-jung, nhà nghiên cứu công nghiệp quốc phòng tại Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc: “Vũ khí của Hàn Quốc tương xứng với giá tiền. Quốc gia này cũng có các cơ sở sản xuất có thể sản xuất nhiều loại vũ khí đa dạng – từ pháo tự hành đến máy bay, tất cả đều làm nên sức hấp dẫn cho vũ khí Hàn Quốc”.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Kursk: Chiến trường định hình tương lai xung đột Nga-Ukraine
Kursk: Chiến trường định hình tương lai xung đột Nga-Ukraine

Khi thời gian không đứng về phía Kiev, kết cục của cuộc chiến tại Kursk sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cục diện chiến trường hiện tại mà còn định hình tương lai của cuộc xung đột Nga-Ukraine trong những tháng tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN