Đằng sau việc Mỹ gửi vũ khí 'có giới hạn' đến Ukraine

Lựu pháo không có GPS, bệ phóng rocket chỉ giới hạn trong tầm ngắn… là minh chứng cho thấy Mỹ đang gửi cho Ukraine những vũ khí bị hạn chế tính năng.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 của Mỹ trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Kharkiv. Ảnh: AP/TTXVN

Kênh DW (Đức) đánh giá Ukraine đã nhận được nhiều cam kết chuyển vũ khí hạng nặng từ các đồng minh quốc tế, từ xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Na Uy đến tiêm kích MiG-29 của Slovakia. Vào ngày 20/3, Mỹ tuyên bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 350 triệu USD cho Ukraine, tuy nhiên, xe tăng chiến trường chính M1 Abrams không góp mặt trong nhóm này.

Các quan chức Mỹ cho biết họ đã tìm cách rút ngắn thời gian vận chuyển và dự kiến bàn giao những mẫu cũ hơn vào mùa thu. Trong tháng 1, tờ Politico đưa tin rằng vì quy định xuất khẩu, Mỹ dự định gạch xe tăng Abrams ra khỏi nhóm bọc thép đã được phân loại trước khi gửi đến Ukraine.

Ông Gustav Gressel tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) nhận định với DW rằng điều này không bất thường. Ông nói: “Ukraine đang nhận phiên bản xuất khẩu của Abrams, tương đương với mẫu được sử dụng tại Ai Cập, Saudi Arabia và Iraq”. Ông bổ sung rằng mẫu xe thiết giáp này có thể so sánh được với mẫu xe tăng Leopard 2A4 cũ hơn của Đức mà Na Uy và Ba Lan đã chuyển đến cho Ukraine. Ông Gressel nhận định mẫu Abrams cũ “vẫn là xe tăng chiến đấu tốt, nó có camera ảnh nhiệt và súng mạnh mẽ”.

Quy định xuất khẩu là một trong những lý do Mỹ chỉ gửi một số loại vũ khí nhất định cho Ukraine theo phiên bản đã chỉnh sửa. Tuy nhiên, đó không phải lý do duy nhất.

Ông Gressel nói: “Tại Ukraine, họ tự vấn điều gì sẽ xảy ra nếu xe tăng bị bỏ lại ở phía sau rồi rơi vào tay Nga và bị phân tích mổ xẻ”. Mối lo ngại này cũng mở rộng đến cả lựu pháo M777 mà Mỹ đã chuyển cho Ukraine từ tháng 4/2022. Những lựu pháo này đã được chuyển giao không có định vị GPS. Những vũ khí không có GPS nói chung thường ít chính xác hơn.

Quân đội Ukraine đã nhanh chóng tìm ra giải pháp và lắp đặt hệ thống riêng của họ, trong đó có phần mềm quân sự GIS Arta phát triển tại nước này để điều phối tấn công bằng pháo.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS) có tầm bắn khoảng 80 km thay vì Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) mạnh hơn có tầm bắn 300 km.

Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Mỹ đã điều chỉnh những bệ phóng tên lửa trước khi chuyển đi để vô hiệu việc phóng tên lửa tầm xa, ngay cả khi Ukraine có thể mua những tên lửa này trên thị trường toàn cầu. Tờ Wall Street Journal trích một nguồn giấu tin trong chính phủ Mỹ cho biết điều này nhằm giảm rủi ro leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Nga.

Vào tháng 9/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova từng tuyên bố rằng tên lửa tầm xa sẽ là “lằn ranh đỏ” biến Mỹ trở thành một bên trong xung đột.

Vào đầu năm 2023, một số nước cam kết cung cấp cho Ukraine tên lửa có tầm bắn 150 km. Ở thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov nói rằng nước này sẽ không bắn các tên lửa này vào lãnh thổ Nga.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo DW)
Starlink bộc lộ hạn chế và cách Ukraine ngăn Nga làm gián đoạn internet trên chiến trường
Starlink bộc lộ hạn chế và cách Ukraine ngăn Nga làm gián đoạn internet trên chiến trường

Mặc dù thiết bị cung cấp Internet từ vệ tinh Starlink được cho là công cụ quan trọng cho những thành công của binh sĩ Ukraine trên chiến trường nhưng sử dụng chúng quá lâu sẽ rất dễ bị lực lượng Nga phát hiện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN