Chuyên gia quân sự Séc: Quân đội chung châu Âu không có tương lai

Phát biểu trên đài Sputnik mới đây nhân việc các bộ trưởng quốc phòng của 23 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết một hiệp định hợp tác quốc phòng chung tại Brussels, chuyên gia phân tích quân sự của Séc Martin Koller khẳng định: “Sẽ không tồn tại cái gọi là "Chủ nghĩa yêu EU" và quân đội châu Âu sẽ không trở thành một lực lượng hiệu quả bởi vì các nước EU có những ưu tiên chính trị khác biệt và không có mục đích chiến đấu chung.

Binh sĩ Đức tại cơ sở huấn luyện ở Altenstadt, miền nam nước Đức ngày 3/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Một đội quân châu Âu là điều tốt trong việc vận chuyển nhưng không có nghĩa là lực lượng này sẽ chiến đấu tốt. Liệu một binh sĩ Bồ Đào Nha có thể có những lợi ích gì ở CH Séc và ngược lại? EU bị chia rẽ bởi ngôn ngữ và các dòng sắc tộc và quan trọng hơn là có những lợi ích khác nhau. Dù quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang ra trên biên giới với Nga nhưng EU vẫn thiếu lực lượng vũ trang chuyên nghiệp sẵn sàng tham chiến.

Không có cái gọi là chủ nghĩa yêu châu Âu. Những người lính này sẽ chiến đấu như thế nào? Họ sẽ chỉ là lính đánh thuê, những người luôn chiến đấu vì tiền, chiến công của họ cũng sẽ không được ghi nhận.

Quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng CH Séc Martin Stropnicky về việc để một nửa lực lượng trên bộ của nước này phụ thuộc vào Sư Đoàn Thiết giáp số 10 của Đức sẽ là sự kết thúc của CH Séc và sẽ tạo ra một lực lượng vũ trang được sử dụng như một công cụ đàn áp chính công dân của mình. Đây là điểm mấu chốt của hệ thống mới này vì, theo quan điểm chiến lược quân sự, một quân đội châu Âu không có tương lai”.

Trong khi đó, theo Sputnik, các nhà lãnh đạo NATO không hề giữ bí mật về ý định sử dụng đội quân EU trong tương lai như là một công cụ răn đe nhằm vào Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho rằng NATO đang tận dụng mọi cơ hội để triển khai nhiều binh lính của Liên minh này dọc theo biên giới Nga.

Ông Koller nhấn mạnh: Ông Lavrov đúng bởi vì NATO đang thực hiện 70% mệnh lênh của Mỹ và từ lâu đã ngừng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ châu Âu. Mục tiêu chính của NATO vốn là bảo vệ châu Âu trước khối Hiệp ước Warsaw đã không còn tồn tại nữa. Bên cạnh đó, trong cuộc xung đột tiềm tàng với Nga, về bản chất Mỹ sẽ lựa chọn các giải pháp mà châu Âu sẽ phải chịu những thương vong lớn và Mỹ sẽ nổi lên trên thế mạnh hơn so với các nước châu Âu.

Nguyễn Công Thuận (P/v TTXVN tại Séc)
Quân đội chung EU không cạnh tranh với NATO
Quân đội chung EU không cạnh tranh với NATO

Ngày 27/9, tại thủ đô Bratislava của CH Slovakia, trong khuôn khổ cuộc gặp không chính thức các bộ trưởng quốc phòng Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã thảo luận với những người đồng cấp về sáng kiến Đức – Pháp mở rộng và củng cố sự hợp tác quân sự trong khuôn khổ EU.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN