Chuyên gia Nga, Mỹ nhận định về sức mạnh tên lửa Trung Quốc

Theo đánh giá của Viện Project 2049 của Mỹ, Trung Quốc hiện là quốc gia phát triển các tên lửa hành trình “có độ chính xác cao hơn nhiều nước khác”, qua đó có khả năng tấn công những mục tiêu ở nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, số lượng tên lửa CJ-10 trên đất liền có thể đạt tới 500 đơn vị.

Còn chuyên viên Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng nếu ước tính này là đúng, thì tên lửa hành trình của Trung Quốc đang biến thành một trong những yếu tố quan trọng tác động đến bối cảnh quân sự trong khu vực. Các nước láng giềng của Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân ngay từ bây giờ đã phải tính đến rằng Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa hành trình vào những cuộc tấn công có độ chính xác như “ca phẫu thuật”.

Ấn Độ sẽ cần bố trí các tên lửa đạn đạo mà họ không có nhiều ở phía Nam bán đảo Indostan (để tăng phạm vi tầm bay xa), đồng thời tăng cường đầu tư cho lực lượng hạt nhân chiến lược của hải quân. Cả hai động thái đều tốn kém. Đối với Nhật Bản, dù họ có được vũ khí hạt nhân, thì tên lửa hành trình sẽ là công cụ hiệu quả của người Trung Quốc để thực thi cuộc tấn công phủ đầu phi hạt nhân.

Hệ thống tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc.


Đánh chặn loại tên lửa như vậy là việc khó khăn do không thể tiên đoán quỹ đạo bay của nó. Trong cuộc tấn công đồng loạt sử dụng nhiều tên lửa, hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm chiếc, chỉ một phần nhỏ trong số đó sẽ bị hệ thống phòng không triệt hạ. Trong khi đó, sức công phá cơ sở hạ tầng mà những tên lửa này gây ra sẽ rất lớn.

Hiện Trung Quốc tự tin tiến lên vị trí thứ hai thế giới sau Mỹ về cơ số tên lửa hành trình và sự đa dạng của các phương tiện chuyên chở (trên cả tàu khu trục hay tàu ngầm). Bên cạnh đó, lực lượng Mỹ phân tán trên khắp thế giới, còn tên lửa hành trình của Bắc Kinh hiện nay tập trung tất cả trên lãnh thổ Trung Quốc, dưới sự chỉ huy quản lý thống nhất.

Ngoài ra, còn hiện hữu khả năng tên lửa hành trình Trung Quốc mang đầu đạn hạt nhân. Theo giới phân tích, vị thế thống lĩnh quân sự của Trung Quốc đang bắt đầu manh nha trong khu vực sẽ dần trở thành hiện thực, khiến cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc của những nước khác trong khu vực trở nên vô ích.


TN (theo RUVR)

Trung Quốc lo đổ bể các hợp đồng quân sự với Ukraine
Trung Quốc lo đổ bể các hợp đồng quân sự với Ukraine

Quan hệ kinh tế, quân sự giữa Trung Quốc với Ukraine đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khi Kiev coi hội nhập, liên kết với châu Âu là ưu tiên trọng tâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN