Trung Quốc lo đổ bể các hợp đồng quân sự với Ukraine

Quan hệ kinh tế, quân sự giữa Trung Quốc với Ukraine đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khi Kiev coi hội nhập, liên kết với châu Âu là ưu tiên trọng tâm.

Theo giới quan sát, quan hệ Trung Quốc - Ukraien hiện đối mặt với một tương lại bất trắc, khi ông Oleksandr Turchynov, một nhân vật thân phương Tây, lên làm Tổng thống tạm quyền. “Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến hợp tác giữa Trung Quốc và Ukraine trong ngắn hạn”, ông Cui Hongjian – Giám đốc cơ quan nghiên cứu châu Âu thuộc Viện các vấn đề Quốc tế Trung Quốc. Tại cuộc họp báo ngày 25/2, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình Ukraine và kêu gọi các bên giải quyết khủng hoảng qua tham vấn. “Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, tôn trọng lựa chọn độc lập của người dân Ukraine, sẵn sàng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Ukraine trên nguyên tắc bình đẳng”, bà Oánh nói.

Tàu sân bay Liêu Ninh được hoán cải từ tàu cũ Varyag mua lại của Ukraine. Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, điều mà giới chức không muốn nhắc đến là những ảnh hưởng đối với tiến trình hiện đại hóa quân đội. Nói cách khác, đó là những khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt để duy trì hợp tác quân sự với Ukraine, khi mà giới lãnh đạo Kiev sẽ giảm dần hợp tác với Nga, tiến nhanh về phía Liên minh châu Âu (EU).  Sau vụ Thiên An Môn năm 1989, EU đã áp đặt lệnh cấm mua bán vũ khí với Trung Quốc; đồng nghĩa với việc ngừng mọi hoạt động chuyển giao vũ khí, công nghệ quân sự với Bắc Kinh. Một khi Kiev đặt ưu tiên trọng tâm tăng cường liên kết EU như tuyên bố của Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov và mong muốn này thành hiện thực, chính quyền Ukraine sẽ phải tuân thủ các lệnh cấm vận vũ khí của EU nhằm vào Trung Quốc.

Theo các chuyên gia an ninh toàn cầu ở Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ukraine trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên toàn thế giớ trong năm 2012, sau Mỹ, Nga, và Trung Quốc. Nước này đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất động cơ, bảo trì máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất hiện nay cũng là sản phẩm được hoán cải từ một tàu mua của Ukraine. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hợp tác với Ukraine trong các lĩnh vực như phát triển turbine gas trong tàu khu trục, động cơ diesel cho loại xe tăng Al-khalid dành riêng cho Pakistan.

Trước đó, hồi tháng 1/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Yanukovych đã ký một thỏa thuận hợp tác an ninh, có điều khoản Trung Quốc bảo đảm an ninh cho Ukraine trong trường hợp quốc gia Đông Âu này bị xâm lược hạt nhân.


HT (SCMP)

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc: Một quả bom hẹn giờ?
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc: Một quả bom hẹn giờ?

Những tàu sân bay sử dụng nồi hơi nước khiến chúng trở thành những quả bom hẹn giờ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN