Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc: Một quả bom hẹn giờ?

Những tàu sân bay sử dụng nồi hơi nước khiến chúng trở thành những quả bom hẹn giờ.

Chiếc tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ vốn được mua lại của Liên Xô đã bị nổ nồi hơi nước trong chuyến hành trình kéo dài 42 ngày, xuất phát từ xưởng đóng tàu Sevmash của Nga, nơi con tàu được tân trang, trở về căn cứ hải quân Karwar của Ấn Độ vào cuối tháng 10/2013.

Giống như nhiều tàu chiến thời Chiến tranh Lạnh, Vikramaditya hoạt động với nồi hơi phức tạp, không đáng tin cậy và thậm chí nguy hiểm. Tàu sân bay này đã gặp sự cố với nồi hơi nước năm 2012 trong quá trình thử nghiệm ngoài khơi bờ biển Nga. Sự cố do động cơ gây ra đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất điện và tốc độ của con tàu, nặng hơn nó có thể khiến con tàu không thể hoạt động.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.


Cuộc “khủng hoảng” nồi hơi nước tàu sân bay có thể là một tin xấu đối với Trung Quốc, vốn đã tìm cách cải tiến một tàu sân bay cũ của Ukraine. Mặc dù sự cố về tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chưa xảy ra, nhưng có thể là do con tàu này chỉ hoạt động ở phạm vi hẹp, chưa bao giờ cơ động ra vùng biển xa để có thể phát hiện ra sự cố.

Từ kinh nghiệm của cả Nga và Ấn Độ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang như một “quả bom hẹn giờ”. "Động cơ và hệ thống truyền động của tàu Liêu Ninh là những yếu tố có nguy cơ gây phát nổ cao nhất", chuyên gia Andrew Erickson tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cảnh báo.

Liên Xô đã chế tạo một số tàu sân bay vào những năm 1980, bao gồm 4 chiếc lớp Kiev với lượng giãn nước 40.000 tấn và 2 chiếc lớp Đô đốc Kuznetsov lượng giãn nước 50.000 tấn mỗi tàu. Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga bắt đầu thanh lý tất cả những tàu sân bay lớp Kiev và những chiếc lớp Kuznetsov Varyag chưa được hoàn thiện, chỉ để lại chiếc tàu sân bay đầu tiên lớp Đô đốc Kuznetsovin phục vụ trong lực lượng hải quân nước này.

Năm 2004, Ấn Độ chi hơn 2 tỷ USD để mua một chiếc tàu sân bay lớp Kiev được tân trang lại và gọi là Vikramaditya, chiếc tàu sân bay thứ 2 của New Delhi. Trung Quốc mua tàu sân bay lớp Varyag năm 1998 và sau 13 năm tu sửa, nó được đặt tên là Liêu Ninh nhằm dần tạo thế đối trọng với 11 chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ.

Độ tin cậy về chất lượng hoạt động của các nồi hơi tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov là một tín hiệu cảnh báo đối với cả người Ấn Độ và Trung Quốc. Để xử lý các sự cố mà những tàu này có nguy cơ gặp phải, một chiếc tàu kéo cỡ lớn thường xuyên phải đi kèm với nó trong các cuộc thử nghiệm. Kể từ khi được đưa vào hoạt động từ năm 1991, các tàu sân bay của Nga chỉ hoàn thành 4 chuyến đi biển ở phạm vi hẹp trong khi các tàu sân bay của Mỹ thường trải qua ít nhất 8 tháng hoạt động trên biển.

Ấn Độ đã khá công khai về những trục trặc mà tàu Vikramaditya gặp phải. Nhưng người Trung Quốc vẫn rất bí mật về các sự cố tàu sân bay của họ. Có thể là tàu sân bay của Trung Quốc không sử dụng nồi hơi khi hoạt động. Về lý thuyết, Liêu Ninh có thể được trang bị một động cơ khác hoặc thậm chí một động cơ diesel nhằm tránh gặp phải những vấn đề khi sử dụng nồi hơi nước. Tuy nhiên, giả thiết này không phù hợp bởi vì Hải quân Trung Quốc đã ký hợp đồng với một công ty của Ukraine để cung cấp nồi hơi và thiết bị động cơ đẩy khác cho Liêu Ninh (ngành công nghiệp Ukraine có lịch sử sản xuất nhiều thiết bị phần cứng cho các tàu chiến của Nga, trong đó có cả các động cơ điện hoạt động không đáng tin cậy).


Thực ra, thiết bị nồi hơi của tàu sân bay Liên Xô về cơ bản tương đương “thời kỳ đồ đá” về động cơ tàu chiến. Hệ thống động lực tàu chiến của các nước trên thế giới đã sớm vượt qua thời đại nồi hơi, bắt đầu sử dụng tua-bin điện và các thiết bị động lực hiện đại khác, nhưng những thiết bị động lực mới này chưa được sản xuất ở Nga.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh - được thử nghiệm trên biển lần đầu tiên năm 2011 và vào cuối năm 2013, Hải quân Trung Quốc ra thông báo cho biết tàu đã hoàn thành 37 ngày huấn luyện và thử nghiệm trên Biển Đông, thực hiện hơn 100 cuộc diễn tập và khoa mục huấn luyện nhằm kiểm tra khả năng chịu sóng biển, tốc độ di chuyển ở vùng nước sâu, khả năng định hướng cũng như độ tin cậy của các loại vũ khí và trang bị. Đây là chuyến hành trình dài ngày đầu tiên của tàu Liêu Ninh kể từ khi nó được biên chế vào hải quân Trung Quốc từ năm ngoái.


CT
(Theo ISS)

Tàu sân bay mới của Trung Quốc có nghĩa gì với châu Á
Tàu sân bay mới của Trung Quốc có nghĩa gì với châu Á

Những thông tin xác nhận rằng Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ hai (nhưng là chiếc đầu tiên tự chế tạo) đã đặt ra một sự cảnh báo ngầm cùng với những dự đoán về những gì Trung Quốc có thể làm khi có những chiếc tàu sân bay này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN