Cận cảnh những lính thủy đánh bộ đầu tiên của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai

Để tăng cường năng lực quốc phòng, Nhật Bản đã “kích hoạt” đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của quốc gia này kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, kênh RT (Nga) đánh giá động thái này dường như có “xung đột” với hiến pháp của Nhật Bản vốn chỉ chủ trương duy trì lực lượng phòng vệ.

Thành viên đơn vị lính thủy đánh bộ của Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Ngày 7/4, 1.500 thành viên của Lữ đoàn triển khai đổ bộ nhanh (ARDB) đã dự buổi lễ thành lập đơn vị tại một căn cứ quân sự ở Sasebo, trên đảo Kyushu, Nhật Bản. Các binh sĩ này đồng thời tham gia cuộc tập trận với tình huống giả định chiếm lại hòn đảo từ tay những kẻ xâm chiếm. Một số quân nhân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản cũng tham gia cuộc tập trận.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomohiro Yamamoto phát biểu trong buổi lễ: “Với tình hình an ninh và quốc phòng quanh lãnh thổ Nhật Bản đang ngày càng gia tăng nhiều khó khăn, việc bảo vệ các hòn đảo của chúng ta đã trở thành một mệnh lệnh quan trọng”.

Đơn vị ARDB có nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa xôi phía Tây Nam Nhật Bản. ARDB bao gồm tổng cộng 2.100 lính thủy đánh bộ và quân số dự kiến sẽ tăng lên thành 3.000.

Dưới đây là video cho thấy kỹ năng của đơn vị ARDB, Nhật Bản:



Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, hiến pháp Nhật Bản nhấn mạnh lực lượng vũ trang có khả năng gây chiến tranh sẽ không được duy trì.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 3 đã đề cập quan điểm của ông là thay đổi hiến pháp của quốc gia này thời hậu chiến.

Trong những năm gần đây, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã nhiều lần đi vào khu vực gần quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. RT cho biết điều này thường gây căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Hà Linh/Báo Tin tức
Nghi án vũ khí hóa học tại Syria, Mỹ có một lần nữa nã tên lửa Tomahawk?
Nghi án vũ khí hóa học tại Syria, Mỹ có một lần nữa nã tên lửa Tomahawk?

Đúng một năm về trước, ngày 7/4/2017, quân đội Mỹ đã nã 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ Syria để trả đũa cho cái mà họ gọi là vụ tấn công hóa học ở Khan Shaykhun. Lần này, liệu một quyết định tương tự có được đưa ra với cáo buộc "tấn công vũ khí hóa học tại Douma", điều mà cả Damascus và Moskva đã bác bỏ và coi là cái cớ được để lật đổ chính quyền Tổng thống Assad.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN