Xử lý thế nào với chủ rừng không tổ chức quản lý, để xảy ra tình trạng chặt phá trái phép?

Bạn đọc hỏi: Chủ rừng được nhà nước giao rừng nhưng không tổ chức quản lý để rừng bị phá trái phép bị xử lý như thế nào?

Chú thích ảnh
Hiện trường rừng thông bị phá để lấn chiếm đất ở Đà Lạt. Ảnh: TTXVN

Về vấn đề này, báo Tin tức xin được thông tin như sau:

Theo quy định tại khoản 12, Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2019), Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nếu chủ rừng không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ.

Cụ thể, tại Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ, điểm b khoản 1 quy định, hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích dưới 500m2.

Điểm b khoản 2 quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 500m2 đến dưới 1.000m2.

Điểm b khoản 3 quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 1.000m2 đến dưới 1.500m2.

Điểm b khoản 4 quy định: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 1.500m2 đến dưới 2.000m2.

Điểm b khoản 5 quy định: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 2.000m2 đến dưới 2.500m2.

Điểm b khoản 6 quy định: Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 2.500m2 đến dưới 3.000m2.

Điểm b khoản 7 quy định: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 3.000m2 đến dưới 3.500m2.

Điểm b khoản 8 quy định: Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 3.500m2 đến dưới 4.000m2.

Điểm b khoản 9 quy định: Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 4.000m2 đến dưới 4.500m2.

Điểm b khoản 10 quy định: Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất có diện tích từ 4.500m2 đến dưới 5.000m2.

L.S/Báo Tin tức
Quản lý rừng bền vững - Bài 1: Giao đất, giao rừng-giải pháp đảm bảo đất lâm nghiệp có chủ
Quản lý rừng bền vững - Bài 1: Giao đất, giao rừng-giải pháp đảm bảo đất lâm nghiệp có chủ

Ý nghĩa môi trường xã hội của quản lý rừng bền vững trong thế giới hiện đại đã trở thành yêu cầu bắt buộc của phát triển bền vững. Vì vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp và các chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN