Tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng

Đang là cao điểm của mùa nắng nóng nên các địa phương, các doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã bố trí lực lượng, phương tiện trực 24/24 giờ tại các vùng rừng trọng điểm dễ cháy nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời khi có sự cố cháy rừng xảy ra.

Các đơn vị trên địa bàn đã xây dựng được phương án phòng chống cháy rừng mùa khô theo đúng quy trình, sát với điều kiện thực tế ở từng địa phương. Đặc biệt, trên 300.000 ha rừng trọng điểm dễ cháy, trong đó có trên 72.000 ha rừng trồng trên địa bàn tỉnh đều được các địa phương, doanh nghiệp tổ chức tuần tra, giám sát chặt chẽ về công tác phòng chống cháy rừng. Ngoài việc tuyên truyền vận động ký cam kết với các hộ đồng bào các dân tộc sinh sống gần rừng tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, các địa phương, doanh nghiệp cũng đã đầu tư vốn xây dựng hàng trăm hạng mục công trình phòng chống cháy rừng như đường băng cản lửa (đường băng trắng, băng xanh), chòi canh, cọc tiêu, biển báo, các bảng quy ước bảo vệ rừng...

Các địa phương, doanh nghiệp cũng đã củng cố 160 tổ, đội phòng chống cháy rừng, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, hướng dẫn các đơn vị triển khai xây dựng phương án huy động lực lượng phòng cháy chữa cháy trên từng địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ, đặc biệt là hướng dẫn đồng bào các dân tộc kỹ thuật đốt rẫy, đốt đồng cỏ, phát dọn taluy làm đường giao thông khi gần rừng.

l Ông Vũ Đình Tải, Chi cục phó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trước tình hình thời tiết diễn biến, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương có rừng thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các huyện, thành phố; cử cán bộ trực 24/24 giờ theo dõi các điểm cháy từ ảnh vệ tinh; nghiêm cấm người dân vào rừng khai thác lâm sản trái phép, mang lửa, vật liệu nổ, chất dễ cháy vào rừng...

lÔng Nguyễn Văn Đấu, Phó giám đốc Vườn quốc gia Vồ Dơi U Minh Hạ tỉnh Cà Mau cho biết, nắng nóng kéo dài đã làm cho hơn 2.000 ha rừng tràm đang bị khô nước, nguy cơ cháy đang ở cấp 3 cấp 4, cấp nguy hiểm. Với điều kiện thời tiết như hiện nay, diện tích rừng bị khô nước đang tiếp tục mở rộng và tình trạng này có thể sẽ kéo dài nhiều tháng nữa.

Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau tạm thời đóng cửa rừng, hạn chế tiếp nhận khách tham quan du lịch. Hơn 300 lực lượng tại chỗ đã được huy động cùng với hàng trăm nhân viên kiểm lâm tổ chức trực 24/24 giờ tại 50 chòi canh lửa, kịp thời phát hiện các cháy để ngăn chặn... Người dân sống trong rừng tổ chức sản xuất phải nâng cao ý thức bảo vệ rừng, chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ rừng mùa khô.

TTN

Dập tắt hoàn toàn các điểm cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên

Sau 4 ngày quyết liệt, khẩn trương chiến đấu với giặc lửa để cứu rừng Hoàng Liên, đến 16 giờ ngày 6/3, toàn bộ các điểm cháy trên Vườn quốc gia Hoàng Liên đã được dập tắt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN