Chết thảm vì mê tín

Chỉ trong một tuần, hai thành viên của một gia đình ở Bình Định lần lượt rời cõi trần khiến những người ở lại đều lo lắng bất an. Nghe được câu chuyện này, Huỳnh Thị Hữu Duyên (SN 1986, trú tại phường Lê Hồng Phong, TP.Quy Nhơn) đã “thừa nước đục thả câu”.


Dẫn giải bị cáo Huỳnh Thị Hữu Duyên.



Sống trong sợ hãi "trùng tang"


Gia đình bất hạnh nêu trên là gia đình ông Ngô Ngọc Duy (SN 1948, ở xã Tây An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Hồ sơ vụ án thể hiện: Ông Duy có vợ là bà Trần Thị Liễu, con gái là chị Ngô Thị Thơm. Trong thời gian làm việc tại TP.Hồ Chí Minh, chị Thơm quen với Huỳnh Thị Hữu Duyên. Quan hệ giữa hai bên ngày càng thân thiết, đến mức giữa năm 2008, Duyên còn được coi như con cái trong nhà ông Duy, bà Liễu.

Cuối năm đó - 2008, mẹ của bà Liễu chết. Cả gia đình vừa lo hậu sự cho bà lão xong thì vài ngày sau, chị gái của bà Liễu lại đột ngột qua đời dù trước đó người phụ nữ này hầu như không có bệnh tật gì. Từ đây, cả gia đình ông Duy sống trong sợ hãi, câu chuyện nhà ông Duy bị trùng tang gây xôn xao dư luận tại địa phương.

Những mong hóa giải được tai ương, gia đình ông Duy kéo nhau đi xem bói tại nhà một “thầy” nổi tiếng. Kết quả, thầy bói bảo rằng cơ sự nảy sinh do mẹ của bà Liễu đi đúng vào giờ rất xấu. Việc mất vào giờ xấu kéo theo sự ra đi của người con gái và tiếp sau đó gia đình này sẽ còn liên tiếp đón nhận những chuyện tang tóc tương tự.

Là bạn của chị Thơm nên Huỳnh Thị Hữu Duyên được nghe, thậm chí chứng kiến trọn vẹn câu chuyện nêu trên. Tuy nhiên, thay vì động viên gia đình bạn dẹp trừ những suy tưởng mê tín dị đoan thì Duyên lại “bơm dầu vào lửa” bằng cách nói với ông Duy rằng có ai đó mách bảo Duyên rằng gia đình ông Duy ăn ở thất đức nên bị các “Ngài” trách phạt, nếu không cúng bái cẩn thận thì bà Liễu sẽ là người tiếp theo phải chết.

Để nhờ Duyên cúng bái giải hạn trùng tang cho gia đình, ông Duy đã phải chi khá nhiều tiền. Đến khi không còn tiền cúng, ông Duy được Duyên cho vay để cúng tiếp. Sau đó, ông Duy phải gán nợ cho Duyên chiếc xe gắn máy của mình (tương đương 11 triệu đồng).

Cúng bái bằng bạo lực


Câu chuyện trở nên nghiêm trọng vào đầu năm 2009, chị Thơm cùng em gái trở lại TP.HCM làm việc, thuê một căn nhà ở quận 12 ở cùng với Duyên và một phụ nữ khác cùng quê Bình Định. Sau ít ngày, Duyên lại phán rằng thị được “Ngài” hiện về báo mộng rằng gia đình chị Thơm lại sắp có tang, lần này người gặp nạn sẽ là bà Liễu. Tuy nhiên, Duyên cũng không quên “thòng” thêm rằng Duyên có thể cúng bái giùm để giải cái đại hạn này.

Tin tưởng mù quáng vào Duyên, tháng 9/2011, bà Liễu lặn lội từ Bình Định vào TP.Hồ Chí Minh và ở tại nhà của Duyên. Tại đây, Duyên đã “giúp” bà Liễu bằng cách mua hoa quả, gà, vịt, nấu cháo dâng “Ngài”. Duyên giải thích với mọi người rằng, người báo mộng là người vô hình không thể thấy được - như là người cõi âm. “Ngài” là người vô hình, không ai thấy được, chỉ có người cõi âm nhập vào người sống mới thấy được “Ngài”.

Không chỉ cúng bái, Duyên còn dùng tay, chân, chày đâm tiêu để đánh đập bà Liễu để... “Ngài” không phạt bà Liễu nữa. Đỉnh điểm của chuỗi hành vi bạo lực này diễn ra vào ngày 14/8/2010, khi Duyên dùng chân đạp lên người làm cho bà Liễu bị thương. Thấy vậy, các con gái của bà Liễu vội đưa nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, bà Liễu chết trên đường đến bệnh viện.

Mê tín, dị đoan: Sát thủ vô hình


Sau khi sự việc xảy ra, gia đình ông Duy đã làm đơn tố cáo Huỳnh Thị Hữu Duyên là người đã gây ra cái chết cho bà Liễu. Tuy nhiên, ông Duy không yêu cầu tòa xem xét số tiền mà ông đã chuyển cho Duyên (khoảng 45 triệu đồng) để cúng “Ngài”, mà chỉ yêu cầu bị cáo Duyên bồi thường tiền mai táng và tiền về tổn thất tinh thần số tiền 65,5 triệu đồng.

Xét xử sơ thẩm, TAND quận 12 (TP.Hồ Chí Minh) tuyên phạt Huỳnh Thị Hữu Duyên 4 năm tù về tội “Hành nghề mê tín dị đoan”, tuyên trả lại chiếc xe máy cho gia đình nạn nhân, buộc bị cáo phải bồi thường hơn 65 triệu đồng cho gia đình bị hại. Duyên làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định, nguyên nhân dẫn đến cái chết đáng tiếc của bà Liễu là do quá tin vào bà Duyên, nên ông Duy - bà Liễu và những người trong gia đình đã đồng ý để cho Duyên thường xuyên đánh, đập bà Liễu trong một thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Liễu (do đa chấn thương).

Theo Hội đồng xét xử, khi thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan, bị cáo Duyên đã có đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; bị cáo Duyên thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Do đó, hành vi của bị cáo Duyên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Hành nghề mê tín, dị đoan”.

“Điều đáng nói là khi bị cáo Duyên đánh đập bà Liễu trong suốt thời gian dài có sự chứng kiến của chồng hoặc các con của bà Liễu nhưng những người này vì quá mê tín nên đã không can ngăn bị cáo Duyên, từ đó gây ra cái chết của bà Liễu...”, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định.

Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra khi phiên tòa đã bước sang phần tranh luận, thì phía gia đình bị hại cho rằng: Gia đình bị hại đã có kháng cáo nhưng không được xem xét. Chính vì vậy, sau khi hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa để xem xét lại kháng cáo của gia đình bị hại.

Theo phapluatvn.vn
Cảnh cáo kẻ phát tán tài liệu mê tín di đoan

Ngày 17/9, Công an huyện phối hợp với Ban đại diện Hội phật giáo Việt Nam huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã đưa đối tượng Lê Minh Thống (SN 1989, ở ấp Lộ Xe A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân) ra kiểm điểm trước nhân dân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN