Siêu cường Mỹ đã lên đến đỉnh?-Kỳ 2

Mất dần ưu thế quân sự

Sự dịch chuyển trong tăng trưởng kinh tế hướng về các quốc gia đang phát triển đã và đang mang đến những tác động về mặt chiến lược. Sức mạnh quân sự được tạo ra từ sức mạnh kinh tế. Trước đây, chi tiêu quốc phòng của Mỹ bằng 10 quốc gia hàng đầu khác cộng lại. Thông thường, tăng trưởng trong chi tiêu quân sự tương quan với sự tăng trưởng của GDP, vì vậy khi nền kinh tế của các quốc gia khác phát triển, thì nước đó thường chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, trong khi tăng trưởng GDP của Mỹ vẫn ì ạch, dẫn tới khoảng cách chi tiêu quốc phòng cho Lầu Năm Góc so với quân đội các nước khác ngày càng bị thu hẹp và đương nhiên, khoảng cách về sức mạnh quân sự của Mỹ cũng suy giảm theo.

Sự suy giảm về ưu thế quân sự của Mỹ thực sự đã bắt đầu?


Quả thực, xu hướng chi tiêu cho quốc phòng trên toàn cầu cho thấy một sự dịch chuyển nhanh chóng và đáng ghi nhận từ Mỹ và đồng minh sang các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Năm 2011, Mỹ và các đồng minh chiếm xấp xỉ 80% chi tiêu quốc phòng của 15 nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất. Nhưng theo một nghiên cứu của McKinsey, tỷ lệ đó sẽ thay đổi mạnh mẽ trong vòng 8 năm tới - có thể chỉ còn 55%.

Sự suy giảm về ưu thế quân sự của Mỹ thực sự đã bắt đầu, khi mà những lợi ích mà các quốc gia thu được từ quá trình toàn cầu hóa đang được sử dụng để xây dựng khả năng quân sự, đặc biệt là những vũ khí công nghệ cao. Robert Work và Shawn Brimley thuộc Trung tâm An ninh Mới của Mỹ cho rằng: “Sự thống trị của Mỹ giai đoạn cuối những năm 1990, đầu những năm 2000 trong các lĩnh vực như thiết bị cảm ứng công nghệ cao, vũ khí dẫn đường, hệ thống chiến trường, hệ thống mạng và không gian, và công nghệ tàng hình đã bắt đầu suy giảm. Hiện nay điều này lại đang xảy ra với một tốc độ chưa từng thấy”.

Ví dụ, Trung Quốc đang tăng cường khả năng của mình và đang tiến hành thiết lập “vùng cấm” ở những khu vực bên ngoài với hy vọng nhằm ngăn chặn các lực lượng Mỹ hoạt động tại Tây Thái Bình Dương. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 12% trong năn nay, và đã tăng ít nhất 9 lần từ năm 2000, và hầu hết các chuyên gia cho rằng chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc còn cao hơn. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định, Bắc Kinh sẽ chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn Washington vào cuối những năm 2020 hoặc đầu những năm 2030. Trong khi đó, những cường quốc trong khu vực như Iran, và thậm chí những tổ chức phi nhà nước như Hezbollah, đang trở nên mạnh hơn về quân sự khi dễ dàng có được những vũ khí thông minh, vì thế đe dọa đến sức mạnh quân sự của Mỹ.

Đồng thời, Mỹ đang cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong khi việc phân bổ ngân sách thì vẫn kém về chiến lược. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính ngân sách giành cho quốc phòng không những bị cắt giảm khoảng 600 tỷ USD trong thập kỷ tiếp theo, mà nếu xu hướng này vẫn tiếp tục thì vào năm 2021, gần 1/2 ngân sách của Lầu Năm Góc sẽ giành cho những chi phí liên quan tới nhân sự hơn là mua sắm, huấn luyện, nghiên cứu và phát triển hoặc các hoạt động tác chiến.

Ủy ban Tình báo Quốc gia Mỹ gần đây đã dự đoán thị phần sức mạnh toàn cầu của Mỹ sẽ giảm nhanh chóng, từ 25% năm 2010 xuống khoảng 15% vào năm 2050. Ủy ban trên tính toán rằng trong thời gian đó, sức mạnh của liên minh châu Âu, Nhật Bản cũng sẽ suy giảm nhanh chóng.

Trung Quốc đang tăng cường khả năng của mình và đang tiến hành thiết lập “vùng cấm” ở những khu vực bên ngoài với hy vọng nhằm ngăn chặn lực lượng Mỹ hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.


Khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách

Mỹ đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bằng việc không dám đương đầu với nợ và thâm hụt ngân sách liên bang. Chính sách tài chính yếu kém đã hạn chế sức cạnh tranh và sự tự do hành động của Mỹ trên thế giới với một mức độ nghiêm trọng, nhưng lại không được đánh giá đúng mức trong những cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay. Toàn bộ nợ liên bang hiện nay do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ, xấp xỉ 13.000 tỷ USD, chiếm gần 3/4 GDP, cao nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Hơn nữa, những khoản nợ này thuộc về những chương trình mà sẽ đặt ra những chi phí khổng lồ trong tương lai.

Hiện nay, hơn 60% thu nhập quốc gia được dùng cho các chương trình an sinh xã hội, những chương trình chăm sóc sức khỏe chủ yếu, và trả lãi cho nợ quốc gia. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, vào năm 2043, chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội và trả cho các khoản lãi ròng sẽ tiêu tốn toàn bộ thu nhập liên bang. Mỗi USD mà chính phủ tiêu dùng cho những vấn đề khác: quốc phòng, tình báo, ngoại giao, hệ thống tòa án, cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, giáo dục, và những chương trình không gian-sẽ được đi vay. Và khi đó, tổng nợ liên bang do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ sẽ vượt quá GDP.

Những nỗ lực gần đây nhằm giải quyết vấn đề chỉ dẫn đến sự thất bại. Sự “cắt giảm” được áp đặt một cách tự động, độc đoán, cắt giảm toàn diện những chi tiêu - mà không gây ra những vấn đề tài chính - với những gánh nặng đổ vào quốc phòng. Hầu hết những chi tiêu cho quyền lợi thì không bị đụng đến. Thật khó mà có thể tưởng tượng một nước Mỹ lại đang yếu đi nhanh chóng.

Sự miễn cưỡng trong việc phải chọn một con đường tài chính bền vững đang buộc Mỹ phải bỏ đi những đầu tư cần thiết để duy trì các nguồn lực sức mạnh Mỹ ở trong nước, và thực sự đã làm xói mòn sức mạnh Mỹ ở nước ngoài. Chính sách tài chính đang ngày càng cho thấy sự nghi ngờ về khả năng của Mỹ trong việc lãnh đạo toàn cầu.

Mặc dù vẫn còn rất nhiều sức mạnh tiềm năng so với những cường quốc khác (như những lợi thế và những nguồn lực-chính trị, kinh tế, địa chính trị, địa chất và văn hóa) nhưng,Mỹ phải tập trung vào khả năng cạnh tranh của mình, bắt đầu với những ưu tiên quan trọng.

Do chính sách tài chính Mỹ ảnh hưởng tới mọi thứ và do quỹ đạo hiện nay là không bền vững, cải cách chính sách an sinh là không thể tránh khỏi. Ví dụ, tăng tuổi về hưu - có thể được thực hiện trong một thập kỷ hoặc lâu  hơn - sẽ cải thiện về căn bản tình trạng tài chính của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ có thể tập trung vào việc tăng cường năng suất lao động để mang về lợi nhuận lớn từ những cải cách khiêm tốn nhất. Theo tác giả Reihan Salam và những chuyên gia kinh tế khác, những khu vực như chăm sóc sức khỏe và giáo dục - chiếm 1/4 nền kinh tế - là không hiệu quả khi so sánh với các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Đối với chính sách quốc phòng, Mỹ phải duy trì liên tục chiến lược trong chi tiêu và có sự chuẩn bị, ưu tiên những nguồn lực quan trọng cho những ưu thế về quân sự như sự vượt trội về công nghệ. Điều này có nghĩa là nên tập trung những đồng USD giành cho quốc phòng ngày càng khan hiếm vào những vũ khí thế hệ mới, máy bay ném bom tàng hình và tàu ngầm thế hệ mới, và vào những tài sản mà khiếm cho nước Mỹ trở nên “thông minh” hơn những đối thủ của mình (như các khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, hệ thống máy tính cũng như tình báo, giám sát và trinh sát). Nó có nghĩa là tăng cường những khả năng này với lực lượng quân sự gọn nhẹ hơn, được đào tạo tốt hơn và giảm sự tập trung vào những đầu tư không mang lại lợi ích, ví dụ con người và những hệ thống không thể sống sót hoặc thành công trong môi trường công nghệ quân sự mới ngày càng khắc nghiệt hơn.


Công Thuận
(F.P)

Còn tiếp

Siêu cường Mỹ đã lên tới đỉnh?-Kỳ cuối
Siêu cường Mỹ đã lên tới đỉnh?-Kỳ cuối

Chìa khóa để ngăn chặn sự suy giảm-và có thể mở ra thời kỳ phục hưng của sức mạnh Mỹ-không chỉ đơn giản ở việc giải quyết các vấn đề thuộc về tài chính, năng suất của nền kinh tế và chi tiêu quân sự, mà cả trong những lợi thế cạnh tranh của Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN