NATO tăng cường hiện diện tại Đông Âu

Báo Độc lập (Nga) ngày 13/5 đã đưa ra nhận định trên và cho biết trong các cuộc trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông phương Tây, nhiều quan chức quân sự cấp cao của NATO và Mỹ đã nêu rõ quan điểm về cuộc khủng hoảng Ukraine, vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng này cũng như triển vọng mối quan hệ với Moskva.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng tuyên bố lúc này Mỹ và Nga không đối đầu trong một cuộc chiến tranh, song họ là hai đối thủ có quan điểm trái ngược trong "câu chuyện Ukraine". Bên cạnh đó, Washington cũng đang ra sức thuyết phục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng.

Đề cập diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine, NATO không loại trừ việc tăng cường sự hiện diện tại Đông Âu. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild (Đức), Tư lệnh lực lượng NATO ở châu ÂuPhilip Breedlove cho biết: "Nếu cần thiết, chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các bước xa hơn - tiến hành nhiều hơn các phương án để cải thiện hệ thống phòng thủ".

Bà V. Nuland trong nỗ lực vận động sức mạnh chống Nga. Ảnh Reuters


Các biện pháp cụ thể mà viên tướng này đề cập là cần tăng cường sức mạnh cho các đơn vị không quân và hải quân, hai lực lượng vốn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho các nước trong liên minh (NATO) từ Baltic tới Biển Đen. Tuy không đề cập chi tiết, song ông Breedlove khẳng định: "Bước tiếp theo của chúng tôi sẽ phụ thuộc vào diễn tiến tình hình trong khu vực này". Trước đó, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng tuyên bố rằng Nga vẫn không rút quân khỏi biên giới phía Tây. Và viên tướng Breedlove một lần nữa lại yêu cầu Moskva rút quân khỏi khu vực giáp giới Ukraine.

Theo ông, "hoạt động quân sự bất hợp pháp của Nga đã tạo ra một trật tự an ninh mới ở châu Âu, khi mà chúng ta đã không thể duy trì được trật tự an ninh như trước đây". Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo, không nên "nhắm mắt làm ngơ" trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ngày 7/5, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng quân đội Nga hiện đang "đóng quân trên đất của mình, trong khu vực của mình, nơi ông đã huấn thị, và kiểm tra thường xuyên". Ông Putin cũng khẳng định Phương Tây hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm tra bằng các phương tiện thăm dò hiện đại.

Bộ Quốc phòng Nga cũng kêu gọi NATO và Lầu Năm Góc nên từ bỏ "Lối suy diễn hoài nghi", gây ảnh hưởng tới công chúng thế giới về tình hình thực tế trên biên giới Nga - Ukraine. Nhất là trong khi trong Báo cáo ngày 11/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng ghi nhận việc quân đội Nga đã rút quân khỏi biên giới, cho dù ông này phát biểu trên truyền hình NBC của Mỹ rằng: "Chúng tôi đánh giá, họ chưa rút hẳn quân đội xa khỏi khu vực biên giới".

Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Hagel cũng đã cảnh báo các nước NATO ở châu Âu về sự cần thiết phải tăng chi tiêu quốc phòng, liên quan các hành động quân sự của Nga ở Ukraine. Ngày 11/5 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu, bà Victoria Nuland cũng đã có chuyến đi vận động gia tăng chi tiêu quốc phòng trong không gian các nước NATO tại khu vực châu Âu. Chặng dừng chân đầu tiên của bà Nuland là Brussels, nơi mà "sứ giả" của Bộ Ngoại giao Mỹ đã gặp gỡ các quan chức NATO để thảo luận việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO và triển vọng tăng chi tiêu quốc phòng của các thành viên.

Ngày 12/3 tại Luxembourg, bà Nuland đã hội đàm với đại diện của chính phủ nước này, trong đó cũng đề cập chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo kế hoạch, ngày 13/5, bà Nuland sẽ đến Tallinn, để thảo luận với các quan chức Estonia về triển vọng hợp tác Mỹ - Estonia và các vấn đề an ninh khu vực trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngày 14/5, sứ giả của Mỹ sẽ bay tới Bratislava, tham dự Hội nghị an ninh hàng năm GLOBSEC, do chính phủ Slovakia tổ chức. Và sau đó bay tới London, nơi bà sẽ thảo luận việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới tại xứ Wales.

Ngay trước thềm chuyến công du châu Âu này, bà Nuland nói rằng Nhà Trắng đặc biệt chú trọng "bốn trụ cột" trong chính sách của Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, mà một trong số đó là "gia tăng sức mạnh của mình tại châu Âu nhằm thuyết phục các đồng minh NATO ở châu Âu, cũng như hỗ trợ các quốc gia tiên phong khác trong khu vực này như Moldova và Gruzia".


Quế Anh

 

NATO đang kích động để Nga can thiệp vào Ukraine
NATO đang kích động để Nga can thiệp vào Ukraine

Mỹ đã hồi sinh lại một cuộc Chiến tranh Lạnh thông qua vụ lật đổ ở Ukraine hồi tháng 2 vừa qua, thông qua vụ lật đổ ở Ukraine vào tháng 2 vừa qua bằng lực lượng phát xít do Washington tài trợ, kiểm soát và đạo diễn. Phương Tây đang tìm cách kích động để ông Putin can thiệp vào Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN