Mỹ muốn hình thành liên minh 3 bên với Nhật-Hàn để đối phó Trung Quốc

Một trong những mục đích chiến lược của chính sách đối ngoại Mỹ tại Đông Á là hình thành một liên minh 3 nước với Hàn Quốc và Nhật Bản để đối phó với các mối lo ngại an ninh trong khu vực, trong đó có sự bành trướng ảnh hưởng ngày một tăng của Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Lần lượt lãnh đạo 3 nước từ trái qua phải: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), vấn đề duy nhất trong việc hình thành liên minh đó là Hàn Quốc và Nhật Bản không thể hòa hợp với nhau. Quan hệ giữa Tokyo và Seoul từ xưa đến nay luôn căng thẳng vì sự kiện lịch sử Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên 1910-1945, dẫn đến nỗi đau “phụ nữ mua vui”. Trong một vài tuần gần đây, hai bên đã xảy ra đụng độ trong lần chạm trán quân sự trên vùng biển quốc tế.

“Mỹ từ lâu hy vọng hai đồng minh tại châu Á sẽ hợp tác với nhau chặt chẽ hơn, hợp tác song phương, ba bên với Mỹ để đối phó và chiến đấu trước các mối đe dọa an ninh khu vực”, Brad Glosserman – Phó Giám đốc Trung tâm Hoạch định Chiến lược Đại học Tama ở Tokyo – nhận xét.

Tuy nhiên, hi vọng đó dần bị dập tắt vì mâu thuẫn không thể hóa giải được giữa hai quốc gia châu Á.
Ngày 9/1, một tòa án Hàn Quốc đã thu hồi tài sản một công ty Nhật Bản để bồi thường cho người lao động. Ngay lập tực Ngoại trưởng Taro Kono của Nhật Bản đã lên án hành vi đó và gọi điều đó “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Tháng 12/2018, Tokyo tố cáo tàu Hàn Quốc “khóa mục tiêu” một máy bay tuần tra của Nhật Bản – bước đầu kích hoạt trước khi khai hỏa nhắm vào kẻ thù. Phía Hàn Quốc kịch liệt phủ nhận lời cáo buộc. Kể từ đó, hai bên lâm vào “cuộc khẩu chiến” để chỉ ra ai sai.

“Điều quan trọng ở đây là hai quốc gia này cần nhau nhưng lại có quan điểm trái ngược nhau khi nói đến bản sắc quốc gia”, chuyên gia Glosserman ám chỉ tới cách nhìn nhận về lịch sử đối lập giữa hai nước.

Hàn Quốc và Nhật Bản có nhiều điểm chung: cả hai nền dân chủ đang cho Mỹ đóng quân và đồng nhất quan điểm với Mỹ về hình thành “trật  tự theo luật” tại châu Á. Quan trọng hơn, cả hai quốc gia đều nhìn nhận chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa và lo ngại về sự bá quyền của Trung Quốc trong khu vực.

Washington đã nhiều lần nỗ lực với các hoạt động ngoại giao tìm cách đưa các bên sát lại với nhau để cùng đối mặt cái gọi là thách thức chung.

Trong nhiệm kỳ năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã mời cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến dự hội đàm trực tiếp đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở The Hague (Hà Lan). Tổng thống Obama sau đó đã ca ngợi cuộc họp là một ví dụ về quan điểm chung giữa ba nước khi nói đến Triều Tiên và các thách thức khác.

Đến thời Tổng thống Donald Trump, mặc dù có chính sách tránh xa các liên minh nước ngoài của Mỹ song có vẻ mục tiêu dài hạn của Washington vẫn là để Nhật Bản và Hàn Quốc gạt bỏ sự khác biệt và hợp tác trong các mục tiêu chiến lược chung.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Vì sao Elon Musk quyết gây dựng tương lai Tesla từ một bãi bùn lầy ở Trung Quốc
Vì sao Elon Musk quyết gây dựng tương lai Tesla từ một bãi bùn lầy ở Trung Quốc

Sau 4 năm lên kế hoạch, Tesla Inc cuối cùng đã động thổ nhà máy trị giá 5 tỉ USD tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nhằm chế tạo những chiếc xe ô tô điện đầu tiên bên ngoài nước Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN