Không còn cơ hội cho bà San Suu Kyi

Ngày 1/3, Quốc hội Myanmar thông báo sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 10/3. Quyết định này khiến bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, hầu như không còn thời gian để thúc đẩy thông qua một thỏa thuận cho phép bà lên nắm vị trí đứng đầu đất nước.

Nhà hoạt động dân chủ này hiện bị cấm trở thành Tổng thống theo Hiến pháp từ thời chính quyền quân sự. Điều 59 (f) Hiến pháp hiện nay của Myanmar cấm bất cứ ai có con cái hay vợ hoặc chồng là người nước ngoài lên nắm giữ chức vụ Tổng thống, trong khi chồng và hai con trai của bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.

Hầu như không còn thời gian cho bà San Suu Kyi (trái) khi cuộc bầu cử Tổng thống được đẩy sớm lên. Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Suu Kyi đã tổ chức một vài vòng thảo luận kín với quân đội đầy quyền lực kể từ khi đảng NLD của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2015. Giới quan sát cho rằng các cuộc thảo luận có thể là nhằm thăm dò quan điểm của quân đội về việc thay đổi Hiến pháp để cho phép bà Suu Kyi trở thành người đứng đầu đất nước (Tổng thống) - vị trí mà nhiều người dân Myanmar cho là “định mệnh” của bà. Tuy nhiên, thông tin về việc cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống sẽ được đẩy nhanh lên một tuần cho thấy các cuộc đàm phán đã thất bại, hai bên không đạt được thỏa thuận cho phép bà Suu Kyi lên nắm quyền.

Việc chuyển giao quyền lực từ ban lãnh đạo quân đội vốn nắm quyền trong nửa thế kỷ qua sang chính quyền dân cử khá phức tạp, mất nhiều thời gian - và quân đội sẽ tiếp tục đóng một vai trò lớn. Hiện vẫn chưa rõ liệu vào ngày 31/3, ai sẽ là người kế nhiệm vị trí Tổng thống từ ông Thein Sein, cựu đại tướng từng chỉ đạo các cuộc cải cách mạnh mẽ từ năm 2011.

Các nhân vật chính tham gia các cuộc thảo luận nói trên vẫn tránh công khai đề cập trực tiếp đến vấn đề lựa chọn người lãnh đạo đất nước. Trong một bình luận đầy ẩn ý, ngày 1/3, người phát ngôn của NLD Win Htein cho biết đảng này luôn ủng hộ bà Suu Kyi lên đảm nhận cương vị Tổng thống. Ông phát biểu với phóng viên tại thủ đô Naypyidaw: “Bà Aung Suu Kyi phải trở thành Tổng thống… điều đó chỉ là sớm hay muộn mà thôi”.

Ngay trước chiến thắng vang dội của NLD hồi tháng 11/2015, bà Suu Kyi đã tuyên bố bà sẽ là người nắm quyền chính dù bất cứ ai kế nhiệm ông Thein Sein. Cho đến giờ, giới chuyên gia vẫn bị bất ngờ bởi sự chuyển giao quyền lực tương đối êm thấm từ quân đội sang một đảng do bà Suu Kyi lãnh đạo. Tuy nhiên, quân đội vẫn đang chi phối lĩnh vực chính trị và kinh tế. Quân đội nắm giữ 25% ghế trong Quốc hội và sẽ có quyền lựa chọn một trong ba ứng cử viên cho vị trí Tổng thống.

Hai ứng cử viên còn lại sẽ được lựa chọn bởi các thành viên của Hạ viện và Thượng viện - vốn do NLD chi phối. Tổng thống mới sẽ được lựa chọn sau cuộc bầu cử ở lưỡng viện.

Dư luận đang đồn đoán về việc ai sẽ là người được lựa chọn. Ông Tin Oo, gần 90 tuổi, người “đỡ đầu” của đảng NLD, đã nhiều lần bác bỏ ý kiến cho rằng ông sẽ đảm nhiệm cương vị Tổng thống. Bác sĩ riêng của bà Suu Kyi là Tin Myo Win và người phụ trách quỹ từ thiện của bà là Htin Kyaw cũng được dự đoán sẽ nắm giữ vị trí này. Thậm chí, người từng là nhân vật thứ ba trong ban lãnh đạo quân đội là Shwe Mann cũng được cho là có khả năng đảm nhiệm cương vị này. Tuy nhiên, không ai có uy thế lớn như bà Suu Kyi, vốn được kính trọng bởi bà là con gái của một vị anh hùng dân tộc và cũng là người đã đấu tranh vì nền dân chủ của Myanmar.
TTK
Lãnh đạo thế giới chúc mừng bà San Suu Kyi
Lãnh đạo thế giới chúc mừng bà San Suu Kyi

Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập của bà Aung San Suu Kyi đã giành đa số ghế tại Quốc hội, Ủy ban Bầu cử (UEC) Myanmar ngày 13/11 đưa tin.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN