Cuộc cạnh tranh Clinton-Trump và tác động với châu Á

Những chính sách và cách tiếp cận của người giành được "chìa khóa tới Phòng Bầu dục" sẽ có những tác động quan trọng, cụ thể về mặt thương mại và địa chính trị đối với châu Á.

Cuộc đua của hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn cuối. Và châu Á đang theo dõi một cách thận trọng bởi vì những chính sách và cách tiếp cận của người giành được chìa khóa tới Phòng Bầu dục sẽ có những tác động quan trọng, cụ thể về mặt thương mại và địa chính trị.

Theo chuyên gia phân tích Nigel Green bình luận trên tờ Thời báo châu Á, là người quyền lực nhất trên thế giới, Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ có vai trò trụ cột trong việc làm thế nào để tương lai của châu Á phát triển và được kiểm soát. Điều này có lẽ đặc biệt đúng vì những quan điểm và quyết định của họ có ảnh hưởng đến các thị trường vốn toàn cầu trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ vượt Mỹ trong những năm 2020; và bởi vì các khu vực khác của châu Á, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia, có thể sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới. Vậy, hai ứng cử viên trên có “tác động” thế nào đối với châu Á?

Bà Clinton (trái) và ông Trump. Ảnh: Atlantic


Về thương mại

Để có được lợi ích từ tiềm năng tăng phát triển rất lớn của châu Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm thúc đẩy thương mại tự do rộng lớn lớn. Nhưng thỏa thuận quan trọng này hiện nay có khả năng bị “chìm xuống đáy”, thậm chí nguy cơ bị tan vỡ bởi bất cứ ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Điều này sẽ khiến các nước tham gia ký kết hiệp định như Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á thất vọng.

Để trở thành ứng cử viên đại diện của Dân chủ, bà Cliton đã phải thay đổi quan điểm, chỉ trích các hiệp định thương mại trong đó có TPP, hiệp định mà bà đã từng ủng hộ. Tương tự, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Trump đã trở thành người phản đối tự do thương mại ngày càng tăng kể từ khi Đảng Trà gây áp lực tại Quốc hội Mỹ. Bên cạnh đó, trong một nỗ lực nhằm tái cân bằng thâm hụt thương mại của Mỹ với châu Á, tỷ phú Trump cho biết ông sẽ  lập các rào cản thương mại chống lại bất kỳ nhà sản xuất có tính cạnh tranh cao của khu vực, trong đó có chế độ thuế quan 2 con số nhằm vào các sản phẩm từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, bất kỳ chế độ thương mại nào mà khuyến khích pháp quyền và những biện pháp kinh doanh đã được tiêu chuẩn hóa sẽ có lợi cho tăng trưởng khu vực, và khiến cho một số quốc gia khó có thể “bắt nạt” những nước khác trong khu vực thông quan các thỏa thuận thương mại và giành được ảnh hưởng chính trị.

Về địa chính trị

Cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đều cam kết sẽ “cứng rắn với Trung Quốc”. Điều này có thể được cho chỉ đơn giản là tuyên bố chính trị. Hầu như tất cả các ứng cử viên trong nhiều thập kỷ đều sử dụng quân bài này trong những cuộc bầu cử Mỹ, nhưng khi lên cầm quyền, không một tổng thống Mỹ nào có thể lờ đi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và ảnh hưởng quốc tế của Bắc Kinh.

Đối với Bắc Kinh, bà Clinton đã gây ra một số khó chịu, đặc biệt liên quan đến các vấn đề nhân quyền, tự do Internet và niềm tin của bà rằng sức mạnh của Trung Quốc nên bị kiềm chế. Bà Clinton cũng đóng vài trò nòng cốt trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ với quyết định sẽ có 60% lực lượng hải quân nước này đóng tại châu Á vào năm 2020. Về phần mình, liên quan đến vấn đề chính trị, ông Trump vẫn còn duy trì sự bí ẩn của mình đối với Bắc Kinh.

Ông Trump được cho là người “dễ bảo”, có thể trở thành một tổng thống “hỗn loạn”, vốn sẽ tạo cho Nga cơ hội theo đuổi việc giành lại ảnh hưởng ở những khu vực “láng giềng”. Trung Quốc có thể cũng cảm thấy như vậy, khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường kiểm soát Biển Đông và các nước láng giềng trong khu vực châu Á. 

Nếu bà Clinton giành chiến thắng có thể sẽ dẫn đến chính sách đối ngoại “diều hâu” hơn, và sự hỗ trợ nhiều hơn cho NATO so với ông Trump (và cả so với ông Obama). 

Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, vốn là vấn đề quan trọng đối với các nước mới nổi ở châu Á, có những khác biệt rõ rệt. Ông Trump không chấp nhận bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu, trong khi bà Clinton gọi điều này là “mối đe dọa khẩn cấp”.

Thị trường chứng khoán

Về mặt lịch sử, các tổng thống thuộc đảng Dân chủ là tốt hơn cho thị trường chứng khoán Mỹ hơn so với đảng Cộng hòa. Điều này có thể một phần là do đảng Cộng hòa có truyền thống chống lại luật về môi trường (tốt cho cổ phiếu năng lượng) và chống lại luật dành cho Phố Wall (tốt cho ngân hàng). Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bóng gió cho biết sẽ hoãn nâng lãi suất huy động nếu ông Trump thắng cử để tạo niềm tin cho thị trường.

Vì lý do này, theo ông Nigel Green, các nhà đầu tư có thể cảm thấy an tâm nếu bà Clinton thắng, nhưng bất cứ ai thắng cử thì thị trường chứng khoán Mỹ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn so với các chỉ số nhiều nước châu Á trong vài năm nữa.

Công Thuận
Tòa án Mỹ bác đề nghị của ông Trump về giám sát bầu cử
Tòa án Mỹ bác đề nghị của ông Trump về giám sát bầu cử

Ngày 3/11, Thẩm phán liên bang Gerald Pappert tuyên bố sửa đổi luật giám sát bầu cử của bang Pennsylvania vào thời điểm chỉ còn cách ngày tổng tuyển cử chưa đầy một tuần là không phù hợp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN