CIA và chính biến tại Ukraine

Theo trang tin Toàn cầu ngày 20/2, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) dường như đang quay lại chiến thuật trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với chính biến đang diễn ra tại Ukraine. Lực lượng nổi dậy được CIA và George Soros ủng hộ chính là lực lượng phát xít và ủng hộ phát xít Ukraine, đảng phát xít cánh hữu Svoboda theo ý thức hệ ủng hộ Đức quốc xã và các nhóm cánh hữu cực đoan chống Nga chủ yếu nằm ở khu vực phía Tây Ukraine.


Theo tài liệu của CIA từ tháng 8/1950, ngay thời kỳ khởi đầu Chiến tranh Lạnh, CIA đã khai thác và thu nạp các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine của cơ quan tình báo Đức đã xây dựng, hoạt động trong suốt Thế chiến thứ hai. Các mạng lưới của cơ quan tình báo Đức tại tại Ukraine đã được Cơ quan tình báo chiến lược (OSS), tiền thân của CIA, tuyển chọn nhằm thu thập tin tức tình báo trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Việc CIA tiết lộ việc sử dụng mạng lưới của cơ quan tình báo Đức quốc xã tại Ukraine là rất đáng chú ý trong bối cảnh Chính quyền Mỹ đang ủng hộ cho các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine chống Nga, nhiều thành phần trong đó là phát xít mới hoặc theo khuynh hướng phát xít.


Người biểu tình đứng gác bên ngoài trụ sở quốc hội Ukraine tại thủ đô Kiev ngày 22/2 . Ảnh: AFP/TTXVN



Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức quốc xã ủng hộ nhiều nhóm theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Liên Xô. Sau chiến tranh, các nhóm này bắt đầu nhận được sự ủng hộ từ CIA cho một phong trào kháng chiến bí mật chống Liên Xô, đặc biệt ở khu vực phía Tây Ukraine. Trong kho tài liệu lưu trữ của CIA còn giữ lại nhiều báo cáo tình báo của Đức quốc xã có tên “Phong trào kháng chiến dân tộc Ukraine” và CIA đóng dấu mật cho tài liệu đó. Nhiều nhóm Ukraine được liệt kê trong báo cáo của CIA thu được từ tình báo Đức, nổi bật là “Phong trào các quốc gia bị kìm kẹp - Captive Nations” đặt trụ sở ở Washington với mục đích huy động lực lượng du kích dân tộc chống lại Liên Xô ở Trung và Đông Âu. Rất nhiều lãnh đạo tiền bối phe đối lập hiện nay ở Ukraine chống Tổng thống Viktor Yanukovych xuất thân từ hàng ngũ nói trên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong số các nhóm Ukraine mà Đức quốc xã đánh giá là đồng minh tiềm tàng của CIA chính là Tổ chức dân tộc Ukraine (OUN). Một trong những nhân vật kế thừa mục tiêu chính trị của OUN là Phong trào Svoboda tân phát xít cánh hữu của Oleh Tyahnybok.


Oleh Tyahnybok là khách mời thường xuyên của Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt, một người Do Thái và là phần tử Do Thái cuồng tín khi đã dành nhiều thời gian tham dự các sự kiện tưởng nhớ nạn diệt chủng Holocaust ở Ukraine kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Đại sứ ở nước này. Tyahnybok cũng từng được nhắc đến cùng lãnh đạo phe đối lập Vitali Klitschko (cựu võ sĩ quyền Anh) và Arseniy Yatsenyuk là những thành viên tiềm năng trong chính phủ hậu Yanukovych và chính phủ này sẽ được hình thành theo sự sắp đặt của Mỹ và Liên minh châu Âu.


Các nhóm Ukraine khác được Cơ quan tình báo Đức quốc xã tuyển lựa và CIA thu nhận còn có Sluzhba Bezopasnosti (tổ chức an ninh của OUN), nhóm Bandera, nhóm Mel'nik, Đơn vị Taras Bulba (Borovets) Partisan ở Galicia, Quân đội cách mạng khu vực phía Tây Ukraina và Galicia (Đảng cờ Đỏ và Đen, một trong những nhóm nổi dậy được quỹ George Soros tái tài trợ kinh phí trong phong trào biểu tình hiện nay ở Ukraine), phong trào Hetman, Liên minh giải phóng Ukraine (đặt trụ sở tại Pháp) và Phong trào những người Côdắc dân tộc Ukraine (đặt trụ sở ở Berlin). Lãnh đạo Liên minh giải phóng Ukraine ủng hộ phát xít được đặt tên là Levitsky theo tên một người Do Thái Ukraine. Theo các tài liệu của Cơ quan tình báo Đức quốc xã, nhiều phần tử dân tộc Ukraine, một số trong đó sau này đã gia nhập CIA, đã được đào tạo huấn luyện trong các trại quân đội và cảnh sát của Đức ở Cracow, Neuhammer, Brandenburg, Frankfurt-Oder. Sau đó, số này được tung trở lại khu vực miền Tây để thực hiện nhiệm vụ chiến tranh du kích. Người liên lạc giữa Tình báo Anh và Phong trào giải phóng người Côdắc Ukraine có biệt danh là “Markotun”. Cơ quan tình báo Đức nhận định Markotun là lãnh đạo của Tổ chức Hội Tam điểm (Freemasonry, Tổ chức luôn bị cơ quan tình báo Đức lợi dụng, tạo vỏ bọc để hoạt động).


CIA cũng tận dụng các mạng lưới tình báo đã được Cơ quan tình báo Đức cài cắm trong các Hội Tam điểm tại các khu vực miền Đông và Trung châu Âu nhằm xây dựng các kênh liên lạc với lực lượng bí mật hoạt động chống Liên Xô và các nước cộng sản khác. 


Kiến trúc sư của CIA trong thực hiện hoạt động phá hoại, bí mật chống lại các nước Đông và Trung Âu là Tiến sỹ Lev Dobriansky, một nhân vật Ukraine sống lưu vong ở nước ngoài và là người sáng lập ra Phong trào “Captive Nations”. Với tư cách thành viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, Dobriansky và đồng minh cánh hữu đã tập hợp các phần tử người Ukraine cánh hữu sống lưu vong ở nước ngoài chống lại Liên Xô. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã xin được rất nhiều tiền tài trợ cho các đối tượng chống đối Ukraine khi thành viên của Hội đồng này gồm cả những nhà tài phiệt thuộc tập đoàn Sắt thép, Motorola, General Electric, American Zinc, Eversharp.


Thủ tướng Liên Xô trước đây, Nikita Khrushchev từng chế nhạo hoạt động của các phần tử người Ukraine sống lưu vong tại Mỹ và hoạt động bảo trợ của Quốc hội Mỹ và CIA với số này trong năm 1960 như sau: “Mỹ và người Mỹ cảm thấy thế nào nếu Quốc hội Mexico thông qua nghị quyết yêu cầu Texas, Arizona, California giải phóng khỏi ách nô lệ của Mỹ?”.


Sự hợp tác chặt chẽ của CIA với các nhóm cánh hữu Ukraine là một dự án tâm huyết của Richard Helms, Phó Giám đốc và sau này là Giám đốc cơ quan tình báo. Thông qua Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, Dobriansky và đồng nghiệp cánh hữu duy trì quan hệ thân thiết với những nhà độc tài quân sự Mỹ Latinh và các nhóm bán quân sự khác. Có dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay khi bùng phát bạo lực ở Ukraine tương tự như các cuộc biểu tình bạo lực tại Venezuela trước đây. Các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ hợp pháp của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cũng được tài trợ bởi một số nhóm cánh hữu bán quân sự cánh hữu tại Colombia, trong số đó có nhiều đối tượng quan hệ với cùng các phần tử phát xít và nhân tố Do Thái chịu trách nhiệm kích động thúc đẩy bạo lực ở Ukraine. Những nhân tố trên gồm có Viện doanh nghiệp Mỹ và Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).


Cao ủy EU Catherine Ashton "khẩn trương" tiến hành cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống lâm thời Olexandr Turchynov tại Kiev ngày 24/2. Ảnh: AFP/TTXVN


Cái gọi là vấn đề “dân tộc” của Nga và các nước cộng hòa Liên Xô trước đây thường được CIA cùng những tổ chức, các phần tử ủng hộ chính biến sử dụng làm một thứ vũ khí. Dobriansky từng có lần khuếch trương ầm ĩ về những địa điểm (mà hầu hết người Mỹ đều chưa bao giờ nghe nói đến) trong kế hoạch của ông ta về việc gây ra tình trạng căng thẳng sắc tộc ở khu vực Á-Âu. Giờ đây, những người thừa kế Dobriansky, kể cả con gái ông ta, Paula Dobriansky, một quan chức trong Bộ Ngoại giao thời Chính quyền Bush, theo chủ nghĩa tân bảo thủ cuồng nhiệt, đang giơ cao những chiếc áo đẫm máu về sự can thiệp của phương Tây vào Ukraine và Liên bang Nga.


Như vậy, với những gì đã và đang diễn ra ở Ukraine, dư luận sẽ không thể không đặt ra những câu hỏi về vai trò của CIA và các cơ quan đặc biệt phương Tây đối với hoạt động lật đổ tổng thống do dân bầu một cách rất "bài bản" của các lực lượng đối lập ở nước này.


TTK


Giới lãnh đạo Ukraine lại đối mặt 'cơn đau đầu kinh niên'?
Giới lãnh đạo Ukraine lại đối mặt 'cơn đau đầu kinh niên'?

Sau một tuần bạo động đẫm máu đưa đất nước Ukraine đến bên bờ một cuộc nội chiến, các thủ lĩnh đối lập đã thành công trong việc lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych? Phần thưởng đang chờ đón họ là gì? Không gì khác ngoài tình trạng kinh tế kiệt quệ vốn là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của ông Yanukovych.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN