Chiến trường mới trong cuộc đối đầu Trung – Nhật

Có vẻ như Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh khốc liệt ở châu Phi, nhưng chiến lược mà họ đang thực hiện lại hoàn toàn khác nhau.

Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khiến cho quan hệ Trung -Nhật leo thang căn thẳng trong năm 2013.


Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tăng lên đã kéo theo một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực. Theo chuyên gia bình luận Jin Kai trên tờ Diplomat mới đây, đã xuất hiện cuộc đối đầu giữa các phương tiện truyền thông Trung Quốc và Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Hay như trong lĩnh vực ngoại giao, Nhật Bản đang tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực ASEAN trong nỗ lực làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tại khu vực này. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn, sự cạnh tranh này đang mở rộng sang một khu vực khác, đó là châu Phi.

Gần đây, cả Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng đến thăm châu Phi. Ông Abe đã có chuyến công du châu Phi 1 tuần thăm các nước Bờ Biển Ngà, Mozambique và Ethiopia. Trong khi đó, ông Vương Nghị thăm Ethiopia, Djibouti, Ghana và Senegal từ ngày 7-11/1. Căn cứ vào mối quan hệ “lạnh nhạt” hiện nay giữa Nhật Bản và Trung Quốc (cũng như những cuộc “khẩu chiến” trong lĩnh vực truyền thông giữa 2 nước), chuyến đi của hai nhà lãnh đạo trên ngay lập tức khiến giới quan sát nhận định đây là dấu hiệu của một cuộc “cạnh tranh” tại châu Phi.

Tuy nhiên, cả Tokyo lẫn Bắc Kinh đều phủ nhận về sự tranh giành ảnh hưởng này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu rằng, bất cứ ai cho rằng chuyến đi của ông Vương Nghị tới châu Phi nhằm đối phó với Nhật Bản là không hiểu về mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi, cả quá khứ lẫn hiện tại. Theo người phát ngôn Trung Quốc, chuyến thăm này thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa Bắc Kinh và các quốc gia châu Phi và khẳng định Trung Quốc “giúp đỡ châu Phi chân thành và vô tư”, đồng thời cảnh báo rằng những ai đang tìm cách khuấy động sự đối đầu tại châu Phi là “một ý tưởng sai lầm”.

Nhật Bản cũng phủ nhận rằng chuyến thăm của ông Abe tới châu Phi không có bất cứ mối liên quan nào đến Trung Quốc. Hiroshige Seko, Phó Tổng thư ký nội các Nhật Bản, phát biểu với hãng tin AP rằng “sự cạnh tranh với Bắc Kinh tại khu vực châu Phi không nằm trong ý định của chúng tôi” và các quốc gia châu Phi cũng đóng vai trò quan trọng không chỉ với Trung Quốc mà cả với Nhật Bản, bởi nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhiều cơ hội để đầu tư. Tờ New York Times thì nhận xét rằng việc tăng cường mối quan hệ với châu Phi là một phần trong chiến lược ngoại giao của ông Abe để phục vụ cho chiến lược kinh tế "Abenomics".

Trong một bài phát biểu ở Ethiopia, Thủ tướng Nhật Bản tái khẳng định tầm quan trọng của châu Phi. "Nhiều người Nhật Bản tin rằng châu Phi là niềm hy vọng đối với Nhật Bản”, ông Abe nói. Bài phát biểu này tập trung hoàn toàn vào những tiềm năng cho mối quan hệ tích cực giữa các công ty ở châu Phi và Nhật Bản, bao gồm việc làm thế nào để các chiến lược quản lý của Tokyo có thể mang lại lợi ích cho lục địa này. “Khi các công ty Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng phát triển ở đây, thì một mối quan hệ 2 bên cùng thắng trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau sẽ xuất hiện”, ông Abe nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Abe cũng bày tỏ mong muốn hợp tác hơn nữa với Liên minh châu Phi và hứa sẽ tăng viện trợ cũng như các khoản cho vay đối với những đối tác tại đây.

Nói cách khác, chiến lược của Nhật Bản đối với châu Phi là tập trung vào vấn đề kinh tế. Rõ ràng mục tiêu mà ông Abe đang theo đuổi là một mối quan hệ chặt chẽ giữa khu vực này với Tokyo thông qua các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc liên tục nhấn mạnh "tình bạn" giữa chính phủ nước này với các đối tác châu Phi. Mặc dù các công ty Trung Quốc cũng đang đầu tư rất lớn ở châu lục đen, nhưng Bắc Kinh hầu như không bao giờ đề cập đến thực tế này trong bài phát biểu chính thức. Khi các dự án chung (như các công trình giao thông hoặc tòa nhà chính phủ) được khởi công tại châu Phi, nó luôn được cho là một dấu hiệu của tình hữu nghị Trung Quốc và châu Phi.

Theo đó, các bài phát biểu của ông Vương Nghị trong chuyến công du châu Phi mới đây đều tập trung vào mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ. Ở Senegal, ông Vương Nghị kêu gọi 2 nước "hỗ trợ mạnh mẽ những lợi ích cốt lõi của nhau”. Tại Ghana, ông đã nói về sự cần thiết của việc "thúc đẩy hợp tác thiết thực thông qua việc tăng cường tình hữu nghị truyền thống”. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Phi đang tập trung không chỉ về các cơ hội kinh doanh (mặc dù tất nhiên đó là một khía cạnh quan trọng) mà còn về mặt ngoại giao đối vơi các chính sách của Trung Quốc.
 
Trong khi ông Abe dường như tập trung vào việc làm thế nào để các doanh nghiệp Nhật Bản tạo ra lợi nhuận, thì Trung Quốc đang tích cực theo đuổi việc thực hiện chính sách “quyền lực mềm” tại châu Phi. Điều này không có gì mới đối với Trung Quốc. Một nghiên cứu được công bố năm 2013 do các giáo sự Gustavo Flores- Macías và Sarah Kreps tại Đại học Cornell (Mỹ) thực hiện cho thấy, kể từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã khá thành công trong việc tận dụng mối quan hệ thương mại của mình ở châu Phi và châu Mỹ La tinh nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách đối ngoại hữu hình. Nhật Bản dường như không thể có được sự ảnh hưởng này, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại. Thay vào đó, ông Abe đang cởi mở hơn trong việc gia tăng hợp tác về kinh tế. Có vẻ như Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh khốc liệt ở châu Phi, nhưng chiến lược mà họ đang thực hiện lại hoàn toàn khác nhau.


CT
(Theo Diplomat)

Liên minh Nhật -Ấn-Hàn khiến Trung Quốc lo sợ?
Liên minh Nhật -Ấn-Hàn khiến Trung Quốc lo sợ?

Theo tờ tạp chí quốc phòng của Ấn Độ ngày 14/1, việc New Dehli sẽ là chủ nhà của cuộc gặp 3 bên Ấn – Nhật - Hàn trong tháng này khiến Bắc Kinh lo ngại.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN