Biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng đang đặt Trung Á trước những thách thức lớn.
Trung Quốc đang chứng minh rằng họ có thể là một sự thay thế khả thi cho Mỹ không chỉ về năng lượng, thương mại hay công nghệ mà còn trong việc giải quyết các vấn đề an ninh.
Tương lai gần, một khu vực Trung Đông giàu trữ lượng dầu mỏ có thể sẽ trở thành thách thức ngoại giao đối với Mỹ, trong bối cảnh Washington đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhất là cuộc xung đột Nga-Ukraine.cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ba Lan và Hungary là đồng minh gần gũi trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 năm ngoái. Kể từ đó hai bên có sự chia rẽ khi Warsaw ủng hộ mạnh mẽ Ukraine và Budapest chỉ trích sự can dự của Liên minh châu Âu (EU) vào cuộc xung đột.
Những diễn biến mới gần đây cho thấy mối quan hệ giữa các nước Arab và Syria đang dần cải thiện. Syria sẽ mở đại sứ quán tại Tunisia trong khi quan chức ngoại giao hàng đầu Syria cũng đến thăm Saudi Arabia để khôi phục mối quan hệ vốn trúc trắc trong hơn một thập niên.
Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến ở Ukraine khi các chuyên gia Trung Quốc cho rằng vụ rò rỉ thông tin mật của Mỹ về Ukraine cho thấy một đánh giá cốt lõi rằng cuộc chiến ủy nhiệm của Washington chuẩn bị kết thúc, với sự bất đồng đang hình thành trong nội bộ Mỹ, các đồng minh châu Âu mất niềm tin vào "cuộc chiến ủy nhiệm" và Kiev đang rơi vào tình trạng bối rối.
Nợ công toàn cầu đang cao hơn và tăng nhanh hơn dự báo trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, chủ yếu do tăng nợ công ở Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là đánh giá mới nhất được một chuyên gia tài khóa hàng đầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 12/4.
Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng trở lại tại một số quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia. Dựa trên tình hình lây nhiễm hiện nay, một số chuyên gia nhận định đây có thể là dấu hiệu cho thấy virus SARS-CoV-2 đang chuyển sang trạng thái đặc hữu và sẽ không gây làn sóng mới.
Kể từ đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, khi đất nước Việt Nam mở cửa đón làn gió đầu tư thương mại nước ngoài, Pháp là một trong những nước đầu tiên đến với thị trường mới này. Trải qua hơn 30 năm, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Pháp đã có những thay đổi.
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Morgan Stanley dự báo đến cuối năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á có thể bỏ xa các nước phát triển tới 5%.
“Quả bom hẹn giờ” từ IS đã được kích hoạt và thế giới không thể bỏ qua những mối đe dọa đối với an ninh và sự ổn định do các nhà tù và trại giam IS gây ra.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 11/4 đưa ra dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,8% trong năm 2023, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 vừa qua.
Nguy cơ giá khí đốt sẽ tăng trở lại do mùa hè nóng bức có thể làm giảm mực nước thủy điện, sau đó là mùa đông lạnh giá năm 2023-2024 và nhu cầu LNG từ Trung Quốc phục hồi.
Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến CHDCND Lào đã thành công tốt đẹp và những kết quả đạt được trong chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Đó là nhận định chung của các quan chức Lào khi chia sẻ với phóng viên TTXVN về kết quả chuyến thăm.
Sau một năm thực hiện một trong những chu kỳ nâng lãi suất mạnh mẽ nhất trong hàng chục năm qua để hạn chế áp lực giá cả, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đối mặt với chướng ngại vật lớn đầu tiên khi quyết định nâng lãi suất của ngân hàng này đang khiến tín dụng sụt giảm.
Các nhà phân tích nhận định chuyến thăm cấp nhà nước rất được mong đợi của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tới Mỹ vào cuối tháng này có thể mờ nhạt, sau khi các tài liệu mật rò rỉ trên mạng cho thấy Washington có thể đã theo dõi các quan chức hàng đầu Seoul.
"Vượt qua cơn bão, làm kiệt sức kẻ thù và sau đó tấn công trở lại". Đó là câu "thần chú" của quân đội Ukraine trong nhiều tháng qua, và cũng được các quan chức cấp cao của Mỹ và NATO nhắc lại từ mùa đông.
Theo các nhà kinh tế, thông báo cắt giảm sản lượng bất ngờ của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+, đang làm phức tạp thêm nhiệm vụ hạ nhiệt nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát tại Mỹ.
Những chi tiết "khó hiểu" trong bản kế hoạch bí mật bị rò rỉ về cuộc phản công của quân đội Ukraine đã gây nghi ngờ.
Thụy Điển đã bị "bỏ lại phía sau" khi Phần Lan gia nhập NATO vào đầu tuần này. An ninh của Bắc Âu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu tư cách thành viên của Thụy Điển vẫn bị chặn?
SCO đang trở nên hấp dẫn hơn không chỉ đối với các quốc gia Á-Âu và châu Á-Thái Bình Dương mà còn đối với các quốc gia Trung Đông. Điều này là do các quốc gia ngày càng không thoải mái với trật tự thế giới đơn cực hiện tại do Mỹ chi phối, nên thúc đẩy họ liên minh với các nước như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời tận dụng lợi thế của sự hợp tác đó trong lĩnh vực an ninh và kinh tế.