Công ty sản xuất ô tô Toyota Motor Corp. dự kiến lợi nhuận hoạt động sẽ giảm khoảng 1.000 tỷ yen (6,9 tỷ USD) trong năm tài chính hiện tại.
Ngày 10/10, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ sản phẩm xe taxi robot chạy bằng điện và có khả năng tự lái hoàn toàn.
Xuất khẩu ô tô đã qua sử dụng của Hàn Quốc dự kiến sẽ phá kỷ lục trong năm nay sau khi đạt mức cao nhất vào năm 2023.
Nhu cầu ô tô giảm sút và cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc đã “giáng đòn” mạnh vào doanh số bán hàng quý III của hai “ông lớn” ngành sản xuất xe sang của Đức là BMW và Mercedes.
Ngày 10/10, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết 3 nhà sản xuất xe ô tô của nước này gồm Hyundai Motor, Kia và GM Korea sẽ tự nguyện triệu hồi tổng cộng 607.502 xe thuộc 10 mẫu khác nhau do lỗi linh kiện.
Hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc Kia hôm 7/10 công bố số liệu cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, 3 mẫu xe bán chạy nhất tại Hàn Quốc đều thuộc về Kia.
Các hãng chế tạo ô tô hàng đầu châu Âu đang ngày càng lo ngại về nguy cơ phải chịu các khoản phạt lớn, giữa bối cảnh nhu cầu về xe điện (EV) giảm sút trong khi các quy định về giảm phát thải chặt chẽ hơn.
“Gã khổng lồ” xe điện Tesla của Mỹ báo cáo lượng bàn giao xe của hãng trong quý III/2024 thấp hơn dự kiến do các ưu đãi và chương trình tài chính không đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng đối với các dòng xe điện (EV) đã cũ khiến cổ phiếu của hãng giảm hơn 6%.
Ngày 2/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái khẳng định quan điểm ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) áp thuế bổ sung đối với xe điện của Trung Quốc.
Hãng sản xuất ô tô Toyota Motor của Nhật Bản sẽ hoãn thời điểm bắt đầu sản xuất xe điện (EV) tại Bắc Mỹ sang nửa đầu năm 2026, do hãng điều chỉnh thiết kế và doanh số bán xe EV chậm lại.
Ngày 30/9, hãng sản xuất ô tô Stellantis thông báo triệu hồi 194.000 xe Jeep SUV lại (có thể chạy bằng xăng và điện) để xử lý nguy cơ cháy nổ sau khi ghi nhận 13 vụ cháy xe.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor Corp. ngày 27/9 cho biết sản lượng toàn cầu của công ty trong tháng Tám đã giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 709.571 chiếc, đánh dấu tháng giảm thứ bảy liên tiếp, trong bối cảnh hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng một phần vì bê bối chứng nhận xe.
Ngày 23/9, cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, bà Lael Brainard, đã công bố cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm bảo vệ ngành ô tô trong nước trước sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.
Ngày 23/9, hãng xe Đức Mercedes-Benz cho biết những chiếc xe được trang bị Drive Pilot - hệ thống lái xe tự động của hãng - sẽ được nâng cấp để có thể vận hành tự động với tốc độ tối đa 95 km/h trên đường cao tốc của Đức trong một số điều kiện nhất định.
Xe hybrid sạc điện (PHEV) là loại xe thân thiện với môi trường đang ghi nhận tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường toàn cầu.
Hãng General Motors (GM) thông báo triệu hồi hơn 449.000 chiếc SUV và xe tải do lỗi phần mềm trong module điều khiển phanh điện tử, dẫn đến việc không hiển thị đèn cảnh báo khi mức dầu phanh giảm.
Ngày 10/9, hãng xe hạng sang BMW của Đức thông báo triệu hồi khoảng 1,5 triệu xe do sự cố phanh, đồng thời cắt giảm triển vọng trong năm, khiến cổ phiếu của hãng lao dốc.
Hãng chế tạo ô tô Đức Volkswagen ngày 8/9 thông báo không thể loại trừ khả năng hãng sẽ phải đóng cửa một số nhà máy như một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí.
Hãng sản xuất ô tô Toyota Motor Corp. vừa thông báo sẽ tiếp tục sản xuất ba mẫu xe bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối chứng nhận gần đây, khoảng ba tháng sau khi hãng thừa nhận không tuân thủ các tiêu chuẩn của chính phủ trong việc thử nghiệm xe.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 5/9, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc công bố báo cáo cho biết 3 công ty sản xuất ô tô tại nước này gồm BMW, Volvo và Hyundai đang phải triệu hồi tổng cộng 78.218 xe thuộc 67 mẫu, do lỗi linh kiện.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc hôm 5/9 công bố báo cáo cho biết 3 công ty sản xuất ô tô tại Hàn Quốc bao gồm BMW, Volvo và Hyundai đang phải đưa về xưởng để sửa chữa tổng cộng 78.218 xe thuộc 67 mẫu xe do lỗi kỹ thuật.