Bộ Công Thương cho biết, tháng 5, xuất khẩu gạo
của Việt Nam đạt hơn 788 ngàn tấn và tăng cao kỷ lục theo tháng kể từ tháng
1/2010, góp phần thúc đẩy tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đầu năm đến
nay đạt 2,5 triệu tấn.
Tháng 5 thường là tháng xuất khẩu gạo cao đỉnh điểm. Ảnh: Internet. |
Theo Vụ Xuất Nhập
khẩu của bộ trên, tháng 5 thường là tháng xuất khẩu gạo cao đỉnh điểm và năm 2012 cũng
không ngoại lệ. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 5 này
cao hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh
đó, do xuất khẩu gạo tăng mạnh trong 2 tháng qua đã giúp Việt Nam tiếp tục kỳ vọng
có thể đạt mục tiêu 6,5 triệu tấn trong năm 2012.
Mặc dù vậy,
giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2012 liên tục
giảm và thấp hơn giá xuất khẩu thời điểm này năm ngoái.
Thị trường
xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng gấp
4,4 lần về lượng và gần 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước, trở thành thị
trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Các
chuyên gia Vụ Xuất Nhập khẩu cho biết: Trong nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo Việt
Nam chất lượng cao, Nhà nước đã kêu gọi nông dân nên hạn chế sản xuất loại gạo
chất lượng thấp như IR50404, giới hạn chỉ ở mức 20% tổng sản lượng lúa.
Chính phủ
cũng đặt mục tiêu, tỷ trọng các loại gạo chất lượng cao chiếm 60% -70% tổng sản
lượng. Ngoài ra, Nhà nước cũng cung cấp bảo hiểm mùa vụ 100% cho nông dân sản
xuất gạo chất lượng cao.
Tuy
nhiên, nông dân vẫn tiếp tục sản xuất loại gạo chất lượng thấp với tỷ trọng
trên 20% diện tích gieo trồng tại một số tỉnh. Bởi theo họ, trồng loại lúa chất
lượng thấp cho năng suất cao, chi phí sản xuất thấp.
Hiện các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo đang nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới thay thế cho các thị trường
truyền thống. Do vậy, châu Phi là nhóm thị trường có tăng trưởng vượt bậc như Bờ
Biển Ngà, Ga-na và Xê-nê-gan, giúp tiêu thụ gạo phẩm cấp trung bình của Việt
Nam.
Uyên Hương