Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam

Trang mạng entrepreneur.com vừa đăng bài nhận định vị thế của Việt Nam như một trung tâm về năng lượng tái tạo tại khu vực Đông Nam Á.

Chú thích ảnh
Việt Nam hiện có công suất điện Mặt Trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á. Ảnh minh họa: TTXVN

Bài viết dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam hiện có công suất điện Mặt Trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020. Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020.

Theo tác giả bài viết, với tiềm năng lớn về điện Mặt Trời và các mục tiêu năng lượng xanh đầy tham vọng vào năm 2050, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo. Ngoài ra, có lý do thuyết phục để thành lập các dự án năng lượng gió ở Việt Nam do Việt Nam có nguồn tài nguyên gió lớn nhất trong khu vực với tiềm năng 311 GW.

Các nhà phân tích thị trường cho rằng, nếu duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ thăng hạng hơn nữa trong bảng xếp hạng, có thể vượt qua các quốc gia như Australia và Italy về các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo và sáng tạo.

Cũng theo bài viết, khí hậu và địa hình của Việt Nam khiến năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, có triển vọng đầu tư đáng kể. Nguồn tài nguyên gió rộng lớn của Việt Nam là nhờ vào hình dạng địa lý dài và hẹp của đất nước với hơn 3.000 km đường bờ biển, bao gồm cả đồi và núi. Theo WB, hơn 39% khu vực ở Việt Nam có tốc độ gió lớn hơn 6 mét/giây (m/s), tương đương công suất 512 GW. Việt Nam có tiềm năng lớn, với 8,6% diện tích đất, nước thích hợp cho các trang trại điện gió lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam gần đây chứng kiến sự tăng trưởng quang điện Mặt Trời (PV) phi thường. Đây được cho là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước khỏi than đá. Công suất điện Mặt Trời của Việt Nam tăng từ 86 MW vào năm 2018 lên khoảng 16.500 MW vào năm 2020. Do đó, Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia ASEAN có công suất lắp đặt điện Mặt Trời lớn nhất.

Hệ thống điện Mặt Trời cung cấp khoảng 10,6 TWh điện vào năm 2020, chiếm gần 4% tổng sản lượng. Năng lượng Mặt Trời trên mái nhà sẽ chiếm khoảng một nửa tổng công suất năng lượng Mặt Trời của Việt Nam vào năm 2030. Theo tác giả, với môi trường sản xuất năng lượng Mặt Trời đầy hứa hẹn, các nhà đầu tư quốc tế sẽ khó bỏ qua triển vọng đầu tư sinh lợi như vậy.

Thu Hằng  (TTXVN)
Hoàn thiện cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo
Hoàn thiện cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo

Nhằm giới thiệu các kết quả nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật, kinh tế - xã hội và pháp lý trong việc triển khai cơ chế đấu thầu phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam, chiều 11/1, Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE - tổ chức nghiên cứu độc lập), tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN